Chào mừng đến với Trường Đại Học Hùng Vương TP. HCM
logo
Địa chỉ 736 Nguyễn Trãi, Q.5, TP. HCM
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các loại hình đào tạo của Đảng và Nhà nước theo Nghị Quyết Trung ương Đảng lần thứ tư khóa VII, ngày 14/01/1993, một số trí thức do cố Giáo sư, Thạc sĩ y khoa Ngô Gia Hy đứng đầu đã dự định thành lập một trường Đại học Tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 2/1/1994 Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tạm thời số 196/TCCB về trường Đại học Dân lập do GS. Trần Hồng Quân (lúc đó là Bộ trưởng) ký.

Ngày 03/11/1993, Bộ GD&ĐT ra quyết định số 2395/QĐ -TCCB công nhận Hội đồng sáng lập (HĐSL) trường Đại học Dân lập Hùng Vương.

Nhờ hội đủ các điều kiện, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường, cố GS.Ths y khoa Ngô Gia Hy có tờ trình Bộ Giáo dục – Đào tạo ngày 26 thàng 10 năm 1994. Tiếp sau đó, công văn số 2568/TCCB, ngày 31 tháng 7 năm 1995, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Trần Hồng Quân gửi tờ trình lên Thủ tướng Chính Phủ, đề nghị thành lập Trường Đại học Dân lập Hùng Vương, tại Tp. Hồ Chí Minh và sau đó Nhà trường đón nhận Quyết định thành lập Trường số 470/TTg, ngày 14/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 19/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 703/QĐ – TTg chuyển Trường từ loại hình dân lập sang loại hình trường đại học tư thục và tên gọi thay đổi từ Trường Đại học Dân lập Hùng Vương thành Trường Đại học Hùng Vương TP HCM.

1. Sứ mạng

Đổi mới đào tạo, chuyển đổi, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người học và cộng đồng, cung cấp nguồn nhân lực phù hợp với môi trường làm việc và môi trường sống trong thời đại số. Đào tạo thế hệ người lao động, doanh nhân sáng tạo, chuyên nghiệp, hiệu quả, năng động, khởi nghiệp.

2. Tầm nhìn

Đến năm 2027 trở thành trường đại học định hướng ứng dụng, đa ngành, đa lĩnh vực, hiện đại, hoạt động trên nền tảng công nghệ số, phát triển thành trung tâm ứng dụng tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức.

3. Triết lý giáo dục

Đạo đức – Phát triển

4. Giá trị cốt lõi

Trách nhiệm – Sáng tạo – Hiệu quả

Trách nhiệm: Luôn suy nghĩ và hành động với tinh thần trách nhiệm cao, trước hết vì lợi ích của cộng đồng, của tập thể, gắn mỗi lợi ích của cá nhân với lọi ích chung của tổ chức, đơn vị.

Sáng tạo: Tạo lập một môi trường hợp tác, thân thiện để người lao động, giảng viên, nhân viên, sinh viên phát triển tư duy, tích cực đổi mới, sáng tạo thành bản sắc riêng, phát huy thế mạnh mỗi cá nhân.

Hiệu quả: Cân nhắc, xem xét tối ưu hóa để bảo đảm tính hiệu quả của các hoạt động làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.