Chào mừng đến với Trường Đại Học Hùng Vương TP. HCM
logo
Địa chỉ 736 Nguyễn Trãi, Q.5, TP. HCM
Ngành marketing

Ngành Marketing

Trình độ đào tạo : Đại học

Ngành đào tạo : Marketing

Mã số : 7340115

Hình thức đào tạo : Chính quy

1. MỤC TIÊU

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo cử nhân Marketing nhằm đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt và có trách nhiệm với xã hội, có tinh thần yêu nghề, nắm vững và thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Người học được trang bị những kiến thức cơ bản về văn hóa, kinh tế - xã hội; kiến thức chuyên sâu về xây dựng chiến lược và thực hiện hoạt động Marketing trong các loại hình doanh nghiệp. Có khả năng tự học, nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức

- Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên; anh văn giao tiếp cơ bản, tin học ứng dụng trong văn phòng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

- Có kiến thức chuyên sâu về Marketing như nghiên cứu và phân tích thị trường; lựa chọn thị trường mục tiêu; nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng của khách hàng; kiểm tra và đánh giá các hoạt động Marketing của doanh nghiệp; xây dựng và hoạch định phát triển thương hiệu sản phẩm/dịch vụ; thiết kế điều chỉnh chiến lược giá; thiết kế và quản trị hệ thống kênh phân phối.

1.2.2. Kỹ năng

* Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng quản trị Marketing như kỹ năng tư duy chiến lược, lãnh đạo, tổ chức và ra quyết định... nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực Marketing nói riêng và kinh doanh nói chung;

- Có khả năng giao dịch, đàm phán và tổ chức thực hiện hoạt động Marketing trong doanh nghiệp phù hợp với bối cảnh kinh doanh cụ thể; thích ứng với môi trường kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

* Các kỹ năng khác có liên quan

- Có khả năng tự học tập, nâng cao trình độ, sáng tạo, thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và môi trường thay đổi;

- Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tương tác cá nhân và giao tiếp tốt; khả năng tư duy phản biện, kỹ năng phân tích và ra quyết định giải quyết vấn đề kinh doanh;

- Có phương pháp, thái độ, ý thức làm việc chuyên nghiệp, tư duy khoa học, tác nghiệp độc lập, sáng tạo.

1.2.3. Phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp

- Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong quá trình ra quyết định và cân nhắc đến tác động của các bên có liên quan;

- Suy nghĩ và hành động hướng đến các giá trị của ngành Marketing, có trách nhiệm đối với nghề nghiệp cũng như mục tiêu của bản thân. Có cam kết hoàn thành công việc theo các yêu cầu hay nhiệm vụ được phân công; hòa đồng, hiểu biết và tôn trọng đồng nghiệp, đối tác;

- Có phẩm chất chính trị tốt, có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có lòng đam mê nghề nghiệp, sự tự tin, năng động, độc lập trong công việc.

* Vị  trí làm việc sau khi tốt nghiệp

- Chuyên viên làm việc tại các doanh nghiệp trong các phòng/ban, bộ phận như phòng kinh doanh, phòng Marketing, bộ phận nghiên cứu thị trường, bộ phận quản lý bán hàng, quan hệ khách hàng; trung tâm xúc tiến hay hội chợ thương mại. Cụ thể trong các lĩnh vực:

+ Quảng cáo: thực hiện tác nghiệp tại các công ty truyền thông, quảng cáo...;

+ Quản trị thương hiệu và sản phẩm: phụ trách hoạt động quản trị thương hiệu, sản phẩm tại các doanh nghiệp, tổ chức;

+ Nghiên cứu thị trường: thực hiện nghiên cứu và phân tích thị trường trong các doanh nghiệp;

+ Quan hệ công chúng: hỗ trợ các doanh nghiệp và phụ trách các hoạt động về quan hệ công chúng, quản trị truyền thông tổ chức;

+ Phân phối và cung ứng: phụ trách các hoạt động quản trị kênh phân phối, các hoạt động cung ứng, vận tải và cung ứng dịch vụ tại các doanh nghiệp, tổ chức;

+ Bán hàng: phụ trách các hoạt động quản trị lực lượng bán hàng, thiết kế hình thức bán hàng trực tuyến... tại các doanh nghiệp, tổ chức;

+ Dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng. 

- Cán bộ nghiên cứu, giảng viên các lĩnh vực chuyên sâu về Marketing tại các phòng/ban, viện, các trung tâm nghiên cứu, các trường hoặc cơ sở đào tạo ngành ngành Marketing.

- Chủ doanh nghiệp chuyên về quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, nghiên cứu thị trường, quảng cáo...

1.2.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

 - Tiếp tục học tập nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản và chuyên sâu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh và quản lý;

-  Ngoài ra, người học sau tốt nghiệp có thể là nguồn đào tạo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực kinh doanh và quản lý tại các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.

2. CHUẨN ĐẦU RA(Learning Outcomes)

2.1. Kiến thức

2.1.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

- Hiểu biết đầy đủ các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh có khả năng vận dụng vào thực tiễn Việt Nam thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. 

- Hiểu và áp dụng các kiến thức về an ninh, quốc phòng và thể chất để biết cách rèn luyện sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ đất nước. 

-Yêu cầu đạt trình độ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam. 

- Có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng như MS Word, MS Excel, MS Powerpoint, Gmail… đáp ứng các yêu cầu về giao tiếp điện tử và đa phương tiện, soạn thảo văn bản hành chính và học thuật, trình bày bằng phương tiện trình chiếu cơ bản. 

2.1.2. Khối kiến thức cơ sở

- Có kiến thức căn bản về những nguyên lý Marketing và vận dụng các chiến lược, các chính sách để tổ chức quản lýtrong thực tiễn doanh nghiệp (Marketing căn bản);

- Hiểu được các lý luận về truyền thông giao tiếp (khái niệm, nguyên tắc, cấu trúc…) và một số kỹ năng cơ bản trong giao tiếp như thuyết trình, làm việc nhóm (Giao tiếp truyền thông);

- Hiểu được các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) áp dụng trong điều kiện Việt Nam; các hình thức trong đàm phán ngoại thương, cách thức xây dựng các điều khoản của Hợp đồng ngoại thương chuẩn bằng tiếng Anh, nhận diện được các rủi ro trong kinh doanh thương mại (Quản trị kinh doanh quốc tế).

2.1.3. Khối kiến thức ngành

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức của ngành Marketing và chuyên sâu vào từng chuyên ngành cụ thể như Marketing doanh nghiệp hay Marketing thương mại, dịch vụ. Cụ thể:

- Hiểu được những nguyên tắc cơ bản quá trình quản trị hoạt động Marketing trong doanh nghiệp, hệ thống phân phối trong quản trị Marketing để vận dụng những kiến thức đánh giá một kế hoạch Marketing (Quản trị Marketing 1, 2);

- Hiểu và vận dụng nghiên cứu thị trường nhằm nhận diện, lựa chọn thị trường, mục tiêu phù hợp Marketing cho doanh nghiệptừ kết quả phân tích định tính và định lượng (Nghiên cứu Marketing);

- Có khả năng phân tích được các dữ liệu tại các đơn vị kinh doanh và sử dụng kết quả phục vụ cho các mục đích xác định trong doanh nghiệp và giải quyết các tình huống phát sinh trong cuộc sống (Phân tích dữ liệu);

- Nghiên cứu và nhận diện rõ các nhân tố cốt lõi nhằm thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng (Hành vi người tiêu dùng);

- Hiểu được tổng quan về Marketing thương mại, dịch vụ; chính sách giá cả và quyết định kênh phân phối trong doanh nghiệp(Marketing thương mại);

- Có khả năng xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm đểtạo sự cạnh tranh vượt trội và bền vững cho sản phẩm, dịch vụ;đồng thời triển khai các kế hoạch, chương trình khuyếch trương, xúc tiến như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng... (Quản trị thương hiệu, Quảng cáo);

- Vận dụng công tác quản trị chủng loại sản phẩm, duy trì hoặc cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ; hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đáp ứng tốt xu hướng tiêu dùng và cạnh tranh (Quản trị chất lượng dịch vụ);

- Biết thiết kế và điều chỉnh chiến lược định giá, hệ thống kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tay khách hàng đúng lúc, đúng địa điểm (Xây dựng hệ thống bán lẻ);

- Hiểu được các yếu tố tác động đến sự hài lòng và lòng trung thành khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp qua phân tích các chiến lược và chương trình quản trị quan hệ khách hàng để đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt độngMarketing trong doanh nghiệp (Marketing dịch vụ).

2.1.4. Khối kiến thức bổ trợ

- Nắm được các đặc điểm, bản chất, những yếu tố về đạo đức kinh doanh như các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, xây dựng đạo đức kinh doanh (Đạo đức và văn hóa doanh nghiệp); 

- Có kiến thức bổ trợ liên quan để áp dụng trong công việc như: kỹ năng phân tích; kỹ năng tổ chức sự kiện…; vận dụng kết quả của việc phân tích báo cáo tài chính phục vụ cho các đối tượng, mục đích khác nhau.

2.2. Kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp

* Kỹ năng

- Có kỹ năng phân tích và nhận diện các hoạt động Marketing của các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vựcnhư các kỹ năng thu thập, phân tích thông tin, nghiên cứu thị trường, xây dựng và quản trị doanh nghiệp...

- Có khả năng làm việc dưới áp lực cao trong môi trường kinh doanh năng động; khả năng sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin chuyên dụng phục vụ cho công tác tiếp thị. 

* Cơ hội nghề nghiệp

- Chuyên viên tiếp thị, quảng cáo, nghiên cứu thị trường...;

- Nhân viên bán hàng, nhân viên các công ty tư vấn dịch vụ;

- Vị trí quản lý cấp cao như quản lý bộ phận tiếp thị, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý khách hàng sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tế; 

- Tiếp tục học tập các chương trình nâng cao ở bậc sau đại học; tự thành lập các công ty dịch vụ quảng cáo, tư vấn thương hiệu, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ...

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ pháp luật; có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp;

- Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới đáp ứng tốt yêu cầu công việc trong quá trình hội nhập quốc tế;

- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học. 

2.4. Phẩm chất cá nhân

- Phẩm chất đạo đức cá nhân: trung thực, kiên trì, tinh thần học tập, sáng tạo, lịch sự, gương mẫu, cẩn thận, chu đáo, yêu nghề, có lập trường, tự tin; 

- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: năng động, nhiệt tình, linh hoạt, chịu được áp lực công việc cao, thích nghi nhanh với môi trường làm việc đa dạng, giao tiếp tốt, vui vẻ, sẵn sàng tinh thần vì công việc;

- Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng trong quá trình làm việc, sẵn sàng giúp đỡ, công chính, có trách nhiệm với công dân, tôn trọng pháp luật, thực hành kỷ luật lao động tại cơ quan.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA HỌC

Tổng số tín chỉ (TC) của chương trình phải tích lũy: 122

(Chưa kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng). 

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành.  

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Đàotạo và công nhận đủ điều kiện tốt nghiệp theo Quy chế Đào tạo, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp Cao đẳng - Đại học chính quy ban hành theo văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành và được cụ thể hóa theo quyết định số 144/2018/QĐ-ĐHHV ngày 30/10/2018 của Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

6. THANG ĐIỂM: Tính theo thang điểm 10 (từ 0÷10), quy tương đương sang điểm chữ và điểm 4 theo quy định của Nhà trường.

Thực hiện theo Quy chế đào tạo, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp Cao đẳng - Đại học chính quy ban hành theo văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành.

7. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

7.1. Khung chương trình

7.1. Khung chương trình

STT

Mã học phần

Học phần

Tín chỉ

Tổng

LT

TH

7.1

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

47

47

 

7.1.1

Lý luận chính trị

(theo QĐ số 57/2020/QĐ-ĐHHV, 28-04-2020)

11

11

 

1.

06026

Triết học Mác-Lênin

3

3

 

2.

06027

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

2

2

 

3.

06028

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

2

 

4.

06029

Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

2

2

 

5.

06030

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

 

7.1.2

Khoa học xã hội - Nhân văn

6

6

 

7.1.2.1

 

Học phần bắt buộc

4

4

 

6.

06003

Pháp luật đại cương

2

2

 

7.

64002

Logic học

2

2

 

7.1.2.2

 

Học phần tự chọn (Chọn tối thiểu 2 TC)

2

   

8.

64050

- Môi trường và phát triển

2

2

 

9.

64051

- Nhập môn xã hội học

/

2

 

10.

07061

- Cơ sở văn hóa Việt Nam

/

2

 

11.

07063

- Phương pháp nghiên cứu khoa học

/

2

 

7.1.3

Ngoại ngữ

9

9

 

12.

07002

Tiếng Anh 1

3

3

 

13.

07003

Tiếng Anh 2

3

3

 

14.

07004

Tiếng Anh 3

3

3

 

7.1.4

Toán học - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường

9

9

 

 

STT

Mã học phần

Học phần

Tín chỉ

Tổng

LT

TH

15.

06008

Toán cao cấp

3

3

*

16.

10203

Xác suất thống kê trong kinh doanh

3

3

 

17.

06007

Tin học đại cương

3

3

 

7.1.5

Giáo dục thể chất

3

   

18.

06010

Giáo dục thể chất 1

1

 

*

19.

06011

Giáo dục thể chất 2

1

 

*

20.

06012

Giáo dục thể chất 3

1

 

*

7.1.6

Giáo dục quốc phòng - an ninh

9

   

21.

06006

Giáo dục quốc phòng - an ninh

9

 

*

7.2

KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

87

 

13

7.2.1

Kiến thức cơ sở ngành

18

18

 

22.

10201

Kinh tế vi mô

3

3

 

23.

10202

Kinh tế vĩ mô

3

3

 

24.

10101

Quản trị học

3

3

 

25.

10102

Marketing căn bản

3

3

 

26.

10103

Tâm lý và kỹ năng giao tiếp

3

3

 

27.

10212

Quản trị kinh doanh quốc tế

3

3

 

7.2.2

Kiến thức ngành

29

29

 

28.

64052

Quản trị doanh nghiệp

3

3

 

29.

64053

Quản trị Marketing

3

3

 

30.

64054

Nghiên cứu Marketing

3

3

 

31.

10211

Quản trị chiến lược

3

3

 

32.

64055

Đàm phán trong kinh doanh

3

3

 

33.

64056

Phân tích dữ liệu

3

3

 

34.

64057

Hành vi người tiêu dùng

3

3

 

35.

10501

Quan hệ công chúng

3

3

 

36.

64058

Tiếng Anh chuyên ngành 1

3

3

*

37.

64059

Tiếng Anh chuyên ngành 2

2

2

*

7.2.3

Kiến thức chuyên ngành

24

21

3

7.2.3.1

Học phần bắt buộc

21

18

3

 

STT

Mã học phần

Học phần

Tín chỉ

Tổng

LT

TH

   

Chuyên ngành Marketing doanh nghiệp

     

38.

64060

Marketing quốc tế

3

3

 

39.

64061

Quản trị chất lượng dịch vụ

3

3

 

40.

64062

Truyền thông Marketing

3

3

 

41.

10504

Quản trị thương hiệu

3

3

 

42.

64063

Quản trị bán hàng

3

3

 

43.

64064

Thương mại điện tử

3

3

 

44.

64065

Đề án nghiên cứu Marketing (Thực tập 1)

3

 

3

   

Chuyên ngành Marketing thương mại, dịch vụ

     

45.

10502

Marketing dịch vụ

3

3

 

46.

64066

Marketing thương mại

3

3

 

47.

64067

Marketing điện tử

3

3

 

48.

64063

Quản trị bán hàng

3

3

 

49.

64068

Xây dựng hệ thống bán lẻ

3

3

 

50.

64069

Quản trị lực lượng bán hàng

3

3

 

51.

64065

Đề án nghiên cứu Marketing (Thực tập 1)

3

 

3

7.2.3.2

 

Học phần tự chọn (Chọn tối thiểu 3 TC)

     

52.

64070

- Marketing toàn cầu

3

3

 

53.

64071

- Marketing công nghiệp

/

3

 

54.

64072

- Quảng cáo

/

3

 

55.

64073

- Marketing trực tiếp

/

3

 

7.2.4

Kiến thức bổ trợ

6

6

 

56.

10215

Đạo đức và văn hóa kinh doanh

2

2

 

57.

64074

Tổ chức sự kiện

2

2

 

58.

64075

Phân tích báo cáo tài chính

2

2

 

7.2.5

Thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp

10

5

5

7.2.5.1

64076

Thực tập tốt nghiệp (Thực tập 2)

5

0

5

7.2.5.2

64077

Khóa luận tốt nghiệp (Sinh viên không làm khóa

5

5

0

luận thì phải học một số học phần chuyên môn)

 
 

64078

Học phần thay thế 1

5

5

 
 

64079

Học phần thay thế 2

5

5

 

 

STT

Mã học phần

Học phần

Tín chỉ

Tổng

LT

TH

 

Tổng toàn khóa (Tín chỉ)

122

   

 

7.2. Những nội dung cần đạt được của từng môn học

7.2.1. Triết học Mác-Lênin 

Học phần học trước: Không

Mục tiêu môn  học: 

  • Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin.

  • Xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lí luận cho việt nhận thức các vấn đề, nội dung của các môn học khác. 

  • Nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác – Lênin. 

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Chương 1 trình bày những nét khái quát về triết học, triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội. Chương 2 trình bài những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thánh kinh tế xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.

7.2.2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin 

Học phần học trước: Triết học Mác – Lênin

Mục tiêu môn  học: 

  • Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học.

  • Trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí viết làm và cuộc sống sau khi ra trường

  • Góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với sinh viên

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 6 chương, trong đó: chương 1 bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng co bản của kinh tế chính trị Mác – Lênin. Từ chương 2 đến chương 6 trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục tiêu môn học. Cụ thể các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nện kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam. 

7.2.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học: 

Học phần học trước: Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Mục tiêu môn  học: 

  • Về kiến thức: sinh viên nắm được những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất về Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin

  • Về kỹ năng: sinh viên nâng cao được năng lực hiểu biết thực tiễn và khả năng vận dụng các tri thức Chủ nghĩa xã hội khoa học vào việc xam xét, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước liên quan đến chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta.

  • Về thái độ: Sinh viên có thái độ chính trị, tư tưởng đúng đắn về môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng và nền tảng tư tưởng của Đảng ta nói chung

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 7 chương: chương 1 trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn của Chủ nghĩa xã hội khoa học (quá trình hình thành, phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học); từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học theo mục tiêu môn học. 

7.2.4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Học phần học trước: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mục tiêu môn  học: 

  • Về nội dung: Cung cấp những tri thức có tính hệ thống, cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930), sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu trang giành chính quyền (1930-1945), trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975), trong sự nghiệp xây dựng, bảo vễ Tổ quốc thời ký cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018).

  • Về tư tưởng: Thông qua các sự kiện lịch sử và các kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng để xây dựng ý thức tôn trọng sự thật khách quan, nâng cao lòng tự hào.   

  • Về kỹ năng: Trang bị phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, kỹ năng lựa chọn tài liệu nghiên cứu, học tập môn học và khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan niệm sai trái về lịch sử của Đảng.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 4 chương: chương nhập môn trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn (đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam); từ chương 01 đến chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam theo mục tiêu môn học. 

7.2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 

Học phần học trước: Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Mục tiêu môn  học: 

  • Về kiến thức: Sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh; sự vận dụng của Đảng Cộng sản VIệt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

  • Về kỹ năng: Hình thành cho sinh viên khả năng tư duy độc lập, phân tích, đánh giá, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống, học tập và công tác.

  • Về thái độ: Sinh viên được nâng cao bản lĩnh chính trị, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội; nhận thức được vai trò, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc Việt Nam; thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện để góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.   

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 6 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh;  Về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Văn hóa, con người; Đạo đức. 

7.2.6. Pháp luật đại cương

Học phần học trước: Không

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp cho người học những nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật, những nội dung cơ bản của các ngành luật gốc như: Luật Hiến pháp, Luật hành chính, Luật dân sự, Luật hình sự... trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó giúp người học nâng cao sự hiểu biết về vai trò và sự quan trọng của Nhà nước và Pháp luật trong đời sống để nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân đối với quốc gia, biết áp dụng pháp luật trong cuộc sống.

7.2.7. Logic học

Học phần học trước: Không

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần nhằm giúp sinh viên hiểu được một cách có hệ thống, có chọn lọc những kiến thức cơ bản, có căn cứ khoa học để quá trình tư duy chính xác. Học phần gồm 5 chương:Chương 1: Logic học; Chương 2: Các quy luật cơ bản của tư duy hình thức; Chương 3: Khái niệm; Chương 4: Phán đoán; Chương 5: Chứng minh - bác bỏ.

7.2.8. Môi trường và phát triển

Học phần học trước: Không

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần gồm những khái niệm và nguyên lý cơ bản của sinh thái và môi trường, dân số và sự phát triển dân số, sự khai thác tài nguyên thiên nhiên làm ô nhiễm môi trường, sự biến đổi khí hậu, phương hướng và chương trình hành động bảo vệ môi trường.

7.2.9. Nhập môn xã hội học

Học phần học trước: Không

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp những nội dung cơ bản về xã hội học gồm đối tượng nghiên cứu, hệ thống khái niệm, những vấn đề cơ bản của xã hội học; một số nhà xã hội học kinh điển và hiện đại với những quan điểm lý thuyết đóng góp vào sự phát triển của xã hội học; giới thiệu hướng tiếp cận lý thuyết của xã hội học; phương pháp nghiên cứu xã hội và phương pháp nghiên cứu xã hội học.

7.2.10. Cơ sở văn hóa Việt Nam

Học phần học trước: Không

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp khái niệm văn hóa, văn hóa học, những điều kiện tự nhiên và xã hội hình thành nên nền văn hóa Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại; cấu trúc, những đặc tính truyền thống của văn hóa Việt Nam, những mặt tích cực và hạn chế của những tính chất văn hóa; phân biệt đặc trưng các vùng văn hóa, những mặt tích cực và hạn chế của những đặc tính văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế.

7.2.11. Phương pháp nghiên cứu khoa học

Học phần học trước: Logic học

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp hệ thống các phương pháp tổng quan nghiên cứu, thu thập thông tin thông tin và kỹ thuật cơ bản về thống kê giúp cho sinh viên trong việc xử lý những kết quả thu được từ những cuộc nghiên cứu điều tra thực tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau vềnhu cầu và sự hài lòng của khách hàng, các quyết định doanh nghiệp, phát triển sản phẩm, dịch vụ...

Nội dung gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học; Chương 2: Xác định vấn đề nghiên cứu; Chương 3: Viết đề cương nghiên cứu; Chương 4: Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu; Chương 5: Viết báo cáo nghiên cứu.

7.2.12. Tiếng Anh 1

Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh. Nội dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về giới thiệu bản thân, nơi ở, thể thao và giải trí. Gồm 4 đơnvịbàihọc (4 Units) vàbàikiểmtra (Get Ready for your exam)/Ôntậpngữliệu (Language Review).

7.2.13. Tiếng Anh 2

Học phần tiên quyết: Tiếng Anh 1

Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh. Nội dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về Marketing, PR sản phẩm và nhu cầu khách hàng... Gồm 3 đơnvịbàihọc (3 Units) vàbàikiểmtra (Get Ready for your exam)/ Ôntậpngữliệu (Language Review).

7.2.14. Tiếng Anh 3

Học phần tiên quyết: Tiếng Anh 2

Rèn luyện cho sinh viên 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh. Nội dung giao tiếp, nghe, viết và đọc hiểu liên quan đến các chủ đề về văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh doanh....Gồm6đơnvịbàihọc (6 Units) vàbàikiểmtra (Get Ready for your exam)/ Ôntậpngữliệu (Language Review).

7.2.15. Toán cao cấp 

Học phần tiên quyết: Không

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần gồm hai phần: Phần thứ nhất: Giới thiệu về chuỗi số, các tính chất và các dấu hiệu hội tụ của chuỗi số dương và chuỗi số đan dấu;

Phần thứ hai: Giới thiệu về chuỗi hàm (quy tắc tìm miền hội tụ của chuỗi lũy thừa, các phép toán đạo hàm, tích phân với các hàm tổng của chuỗi lũy thừa); không gian véctơ; các phép tính với véctơ, các khái niệm về biểu thị tuyến tính, tổ hợp tuyến tính, độc lập tuyến tính, phụ thuộc tuyến tính, hạng và cơ sở của hệ véctơ. Trình bày khái niệm về ma trận, định thức; các phép toán với ma trận định thức; quy tắc tính định thức và ma trận nghịch đảo; hạng của ma trận; các hạng phương trình tuyến tính và các phương pháp tìm nghiệm cho hệ phương trình tuyến tính.

Học phần gồm có 4 chương: Chương 1: Chuỗi số - hàm số; Chương 2: Không gian véctơ; Chương 3: Ma trận và định thức; Chương 4: Hệ phương trình tuyến tính. 

7.2.16. Xác suất thống kê trong kinh doanh

Học phần học trước: Toán cao cấp

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần gồm hai phần: (1) Phần lý thuyết xác suất giới thiệu tính quy luật của các hiện tượng ngẫu nhiên; (2) Phần thống kê toán bao gồm các nội dung: Cơ sở lý thuyết về điều tra chọn mẫu, một phương pháp được dùng khá phổ biến trong điều tra, khảo sát các dữ liệu kinh tế và điều tra xã hội học; Các phương pháp ước lượng và kiểm định giả thuyết thống kê trong nghiên cứu các vấn đề thực tế nói chung và các vấn đề kinh tế nói riêng.

7.2.17. Tin học đại cương

Học phần tiên quyết: Không

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  nguyên lý  của tin học đại cương

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức tin học ứng dụng cơ bản và nâng cao để sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng nhất. Học phần gồm 5 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tin học và máy tính; Chương 2:  Các hệ điều hành; Chương 3: Soạn thảo văn bản trên máy tính; Chương 4: Sử dụng bảng tính Excel; Chương 5: Sử dụng các dịch vụ cơ bản của Internet.

7.2.18. Giáo dục thể chất 1

Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.

7.2.19. Giáo dục thể chất 2

Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.

7.2.20. Giáo dục thể chất 3

Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14/10/2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học

7.2.21. Giáo dục Quốc phòng

Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về GDQP-AN và Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục quốc phòng an ninh trình độ đại học.

7.2.22. Kinh tế vi mô

Học phần tiên quyết: Toán cao cấp

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung:Kinh tế vi mô là một nhánh của kinh tế học cung cấp kiến thức cơ bản về kinh tế gồm: lý thuyết cung - cầu và cân bằng cung cầu, lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng; lý thuyết sản xuất và chi phí, hành vi của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và không hoàn hảo; lý thuyết về thị trường các yếu tố sản xuất. Sử dụng các mô hình và giả định giúp hiểu rõ hơn cách thức đạt đến trạng thái cân bằng của thị trường và những quyết định phối hợp tiêu dùng, phối hợp đầu vào hay lựa chọn mức sản lượng nhằm tối đa hóa lợi ích, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu hoặc tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Hướng đến việc phân tích và diễn giải những vấn đề kinh tế thuộc phạm vi chi tiết, riêng lẻ, đồng thời trang bị những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc học tập và nghiên cứu các sự kiện và hiện tượng kinh tế sâu sắc hơn.

7.2.23. Kinh tế vĩ mô

Học phần tiên quyết, học trước: Toán cao cấp, Kinh tế vi mô

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp những kiến thức về cơ chế vận hành và các yếu tố quyết định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và đo lường các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, xác định tổng cung, tổng cầu và vai trò, tác động các của chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương và chính sách tỷ giá, nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa các chỉ số kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. 

7.2.24. Quản trị học

Học phần tiên quyết: Toán cao cấp, xác suât thống kê trong kinh doanh

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về quản trị và sự vận dụng thực tiễn doanh nghiệp của nó như: khái niệm và bản chất của quản trị; nhà quản trị; Môi trường quản trị; các lý thuyết quản trị (cổ điển và hiện đại); các chức năng của quản trị: hoạch định, tổ chức, giám đốc điều hành và kiểm tra/kiểm soát. Cập nhật một số vấn đề mới của quản trị học hiện đại như quản trị thông tin và ra quyết định, quản trị sự đổi mới thay đổi, quản trị xung đột, quản trị rủi ro và cơ hội của một doanh nghiệp.

7.2.25. Marketing căn bản

Học phần tiên quyết: Quản trị học, kinh tế vi mô

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp những hiểu biết và kiến thức căn bản về những nguyên lý Marketing và sự vận dụng vào thực tiễn doanh nghiệp như: hệ thống thông tin và nghiên cứu Marketing; môi trường Marketing và thị trường các doanh nghiệp; nhận dạng nhu cầu và hành vi khách hàng; phương pháp luận nghiên cứu Marketing và nguyên lý ứng xử của doanh nghiệp với thị trường gồm các chiến lược, các chính sách Marketing căn bản và tổ chức quản lý Marketing của doanh nghiệp.

7.2.26. Tâm lý và kỹ năng Giao tiếp 

Học phần tiên quyết: Quản trị học

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận tổng quát về truyền thông giao tiếp (khái niệm, nguyên tắc, cấu trúc…) và một số kỹ năng cơ bản trong giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm… Sinh viên sẽ được thực hành xử lý các tình huống giao tiếp cụ thể.

7.2.27. Quản trị kinh doanh quốc tế

Học phần tiên quyết: Quản trị học, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần nhằm trang bị giúp cho sinh viên nắm vững các kiến thức về các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms), thực tế áp dụng trong điều kiện Việt Nam; các kiến thức và hình thức trong đàm phán ngoại thương, cách thức xây dựng các điều khoản của Hợp đồng ngoại thương chuẩn bằng tiếng Anh, nhận diện được các rủi ro có thể có cũng như cách hạn chế, ngăn ngừa khi tiến hành giao dịch với các đối tác góp phần phát triển bền vững và hiệu quả trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên có nhiều biến động.

7.2.28. Quản trị doanh nghiệp

Học phần tiên quyết: Quản trị học, kinh tế vi mô, Tâm lý và kỹ năng giao tiếp

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần giới thiệu các quyết định dùng trong quản trị tài chính, phân biệt các quyết định; các kỹ thuật phân tích tài chính doanh nghiệp: phân tích các tỷ số tài chính, cách xác định và đánh giá; phân tích độ bẩy hoạt động; độ bẩy tài chính doanh nghiệp; các kỹ thuật quản trị: vốn lưu động, các khoản phải thu, quản trị hàng tồn kho cũng như ước lượng nhu cầu vốn doanh nghiệp trong tương lai, quản trị nguồn nhân lực và biết ứng dụng trong mọi loại hình doanh nghiệp (hoạch định, tuyển chọn, đào tạo, phát triển, đánh giá thành tích, lãnh đạo... và giúp đạt được mục tiêu chiến lược và định hướng tầm nhìn của tổ chức).

 

7.2.29. Quản trị Marketing 

Học phần tiên quyết: Quản trị học, marketing căn bản

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần trang bị những nguyên tắc cơ bản trong quá trình quản trị hoạt động Marketing trong doanh nghiệp. Người học có khả năng vận dụng những kiến thức đã học để đánh giá một kế hoạch Marketing của doanh nghiệp; hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể, so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề trong quá trình hoạt động Marketing.

7.2.30. Nghiên cứu Marketing

Học phần tiên quyết: Marketing căn bản, quản trị marketing

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp những kiến thức căn bản và nghiệp vụ để nghiên cứu thị trường từ khâu hoạch định nghiên cứu thị trường đến khâu thực hiện, phân tích định tính và định lượng kết quả; từ ứng dụng các phần mềm thống kê như SPSS vào việc xử lý các thông tin số liệu, kỹ năng viết báo cáo cho đợt nghiên cứu thị trường.

7.2.31. Quản trị Chiến lược

Học phần tiên quyết: quản trị học, quản trị doanh nghiệp, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, marketing căn bản, và quản trị marketing

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp kiến thức về quản trị chiến lược bao gồm hệ thống khái niêm về quản trị chiến lược, thiết lập được các ma trân: EFE, IFE, SWOT, BCG và QSPM trong thực tiễn doanh nghiệp, công ty và các tổ chức. Xây dược được cơ chế kiểm tra đánh giá và điều chỉnh chiến lược

7.2.32. Đàm phán trong kinh doanh

Học phần tiên quyết: Tâm lý và kỹ năng giao tiếp

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần trang bị kiến thức, kỹ năng Marketing cần có để có thể dẫn dắt hành động trong Marketing dựa trên nguyên lý của Marketing địa phương cho doanh nghiệp. Giúp người học có thể quản lý hoạt động Marketing của doanh nghiệp và có khả năng đưa ra các chiến lược cải thiện địa phương nhằm mục tiêu duy trì sự tăng trưởng của địa phương.

7.2.33. Phân tích dữ liệu

Học phần tiên quyết: Nghiên cứu marketing

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần trang bị cho người học cách thức vận dụng kiến thức được học để ứng dụng phân tích dữ liệu tại các đơn vị kinh doanh; dữ liệu được phân tích, xử lý, chọn lọc để ứng dụng xây dựng các giải pháp nhằm khai thác tốt các cơ hội và hạn chế các nguy cơ, thách thức từ môi trường kinh doanh; nâng cao năng lực và vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

 

7.2.34. Hành vi người tiêu dùng

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về hành vi người tiêu dùng thông qua các lý thuyết về tâm lý học, tâm lý xã hội, nhân khẩu học, truyền thông, văn hóa và kinh tế họcgiúp người học hiểu về vai trò trung tâm của người tiêu dùng trong công tác Marketing và vận dụng các mô hình làm công cụ phân tích hành vi người tiêu dùng. Nội dung gồm các khái niệm hành vi người tiêu dùng ứng dụng trong việc ra quyết định Marketing; các mô hình; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng và nghiên cứu hành vi người tiêu dùng.

7.2.35. Quan hệ công chúng

Học phần tiên quyết: Hành vi người tiêu dùng

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp kiến thức về vai trò của PR, giới thiệu về truyền thông đa phương tiện; chương trình truyền thông hiệu quả, quy trình thực hiện một bài viết PR hiệu quả;truyền thông đối ngoại, đối nội, hoạt động xã hội, tài trợ, tổ chức sự kiện và giải quyết khủng hoảng trong PR;truyền thông với chính phủ;xây dựng và đánh giá kế hoạch PR.

7.2.36. Marketing quốc tế

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing, quản trị kinh doanh quốc tế

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về kinh doanh và tiếp thị quốc tế để khả năng vận dụng, tìm kiếm, thâm nhập và phát triển thị trường xuất nhập khẩu; có khả năng thực hiện chiến lược Marketing quốc tế nhằm đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa đạt hiệu quả cao hơn, cạnh tranh tốt với các đối thủ trong và ngoài nước.

7.2.37. Quản trị chất lượng dịch vụ

Môn học phần tiên quyết: Hành vi người tiêu dùng

ục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về dịch vụ và bản chất của dịch vụ;phân biệt hoạt động dịch vụ với hoạt động các ngành sản xuất vật chất;vị trí và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân;các khái niệm chất lượng, chất lượng dịch vụ, chất lượng thiết kế và chất lượng quá trình;các hệ thống chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, chi phí cho chất lượng... Cung cấp các phương pháp quản lý chất lượng, chất lượng và mối quan hệ với khách hàng nội bộ, các kỹ năng làm việc nhóm và lòng tin vào nhóm, các hiểu biết về TQM và các doanh nghiệp dịch vụ.

7.2.38. Marketing truyền thông

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing, quan hệ công chúng

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần trang bị cho người học kiến thức về Marketing truyền thông trong bối cảnh kinh doanh hiện nay và giúp người học đánh giá một kế hoạch truyền thông;các nội dung căn bản về Marketing truyền thông để có thể lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và kiểm soát Marketing truyền thông trong toàn bộ tiến trình Marketing của doanh nghiệp.

7.2.39. Quản trị thương hiệu

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing, truyền thông marketing, quản trị chiến lược và quan hệ công chúng

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp cho người học kiến thức tổng quan về thương hiệu và quản trị thương hiệu; các giải pháp về xây dựng thương hiệu theo định hướng khách hàng;những khái niệm về định vị thương hiệu, các nguyên tắc thiết kế và thực hiện chiến lược gắn với thương hiệu;các loại truyền thông và cách truyền thông hợp nhất trong xây dựng thương hiệu; phương pháp đo lường hay hiệu chỉnh các kết quả chiến lược truyền thông và thương hiệu.

7.2.40. Quản trị bán hàng

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing, truyền thông marketing và quan hệ công chúng

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần đi sâu nghiên cứu hoạt động bán hàng và cách thức tổ chức, quản lý hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Nội dung gồm tổng quan về bán hàng và quản trị bán hàng; bản chất của nghề bán hàng; quy trình bán hàng, tiếp xúc, thương lượng với khách hàng; kết thúc thương vụ và dịch vụ sau bán hàng; xây dựng kế hoạch bán hàng; thiết kế và tổ chức lực lượng bán hàng trong doanh nghiệp; quản trị đội ngũ bán hàng và phân tích đánh giá kết quả bán hàng.

7.2.41. Thương mại điện tử

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing và quản trị bán hàng

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp những kiến thức về các phương thức giao dịch mua bán qua các phương tiện điện tử đặc biệt là internet như kiến thức về website, các dạng giao dịch qua mạng hiện nay và cách thức trao đổi thông tin qua mạng internet.

7.2.42. Đề án nghiên cứu Marketing

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing và nghiên cứu marketing

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về đề án và kỹ năng cần có để lập được một đề án nghiên cứu Marketing doanh nghiệp hoặc Marketing thương mại, dịch vụ.

7.2.43. Marketing toàn cầu

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing và quản trị kinh doanh quốc tế

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung:Học phầncung cấp kiến thức cơ bản cho người học về hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng sản phẩm và dịch vụ, các hoạt động Marketing đang diễn ra ngày nay trên phạm vi toàn thế giới.

7.2.44. Marketing công nghiệp

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp những hiểu biết và kiến thức căn bản về những nguyên lý Marketing nói chung và sự vận dụng vào những lĩnh vực công nghiệp như: nghiên cứu và phân tích khách hàng là tổ chức, phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu, xây dựng chính sách Marketing trong lĩnh vực công nghiệp: chiến lược sản phẩm, định giá, phân phối và xúc tiến...

7.2.45. Quảng cáo

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing và quản trị thương hiệu

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phầncung cấp kiến thức tổng quan về quảng cáo (định nghĩa, vai trò, chức năng, lịch sử của quảng cáo, vấn đề văn hóa và đạo đức trong quảng cáo); tiến trình thực hiện một số chiến dịch quảng cáo; một số kỹ thuật thiết kế, lập kế hoạch và tổ chức hoạt động quảng cáo; đặc điểm của quảng cáo trên các phương tiện; các loại hình quảng cáo khác; kế hoạch sử dụng các phương tiện truyền thông cho quảng cáo (ở Việt Nam).

7.2.46. Marketing dịch vụ

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing và quản trị bán hàng

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Marketing dịch vụ thông qua các lý thuyết về tâm lý học, tâm lý học xã hội, nhân khẩu học, truyền thông, văn hóa và kinh tế học. Qua đó, người học hiểu về vai trò trung tâm của dịch vụ trong công tác Marketing và vận dụng các mô hình làm công cụ phân tích và xây dựng các mục tiêu dịch vụ có hiệu quả. Nội dung gồm bản chất của Marketing dịch vụ, định vị dịch vụ, kiểm soát dịch vụ, năng suất dịch vụ, chất lượng dịch vụ, chiến lược phát triển dịch vụ, quá trình dịch vụ, phân phối dịch vụ và xây dựng bộ phận Marketing dịch vụ.

7.2.47. Marketing thương mại

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing 

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về Marketing thương mại, dịch vụ gồm tổng quan về Marketing thương mại, Marketing mặt hàng kinh doanh và chính sách giá cả trong tiêu thụ sản phẩm ở công ty thương mại; các quyết định kênh phân phối của công ty thương mại; quản trị và tổ chức lực lượng bán hàng.

7.2.48. Marketing điện tử

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp cho người học kiến thức về Marketing điện tử, so sánh giữa Marketing điện tử và Marketing truyền thống; sử dụng được các công cụ và kênh truyền thông kỹ thuật số để triển khai e-marketing vào thực tiễn. Nội dung gồm giới thiệu khái niệm và sự cần thiết của e-marketing, các yếu tố ảnh hưởng đến e-marketing và các công cụ, kênh truyền thông dùng để triển khai e-marketing.

7.2.49. Xây dựng hệ thống bán lẻ

Học phần tiên quyết: Quản trị bán hàng

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp cho sinh viên cơ hội học tập trong môi trường năng động va mang tính thực tiễn cao; trang bị những kỹ năng quan trọng: nắm bắt được những xu hướng và hành vi của khách hàng để có thể đưa ra những phương thức quảng bá, khuyến mãi... Học phần gồm 3 chương: Chương 1: Kinh doanh bán lẻ và vai trò chức năng trong hoạt động bán hàng; Chương 2: Cấu trúc kênh phân phối của hệ thống bán lẻ; Chương 3: Các loại hình bán lẻ. 

7.2.50. Quản trị lực lượng bán hàng

Học phần tiên quyết: Quản trị bán hàng

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần gồm kiến thức về thiết kế chiến lược và cấu trúc bán hàng, tuyển mộ và lựa chọn, chính sách thù lao, giám sát và đánh giá nhân viên... nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Học phần gồm 4 chương: Chương 1: Lực lượng bán hàng và vai trò của lực lượng; Chương 2: Quản trị lực lượng bán hàng và các hoạt động trong công tác quản trị lực lượng bán hàng; Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Quản trị lực lượng bán hàng; Chương 4: Chiến lược quản trị lực lượng bán hàng.

7.2.51. Marketing trực tiếp

Học phần tiên quyết: Quản trị marketing và quản trị bán hàng

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần được xem như là thực thể trong hệ thống tương tác của Marketing, có sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo, để tác động đến một phản ứng đáp lại đo lường được ở bất cứ nơi nào. Nội dung gồm: Chương 1: Marketing trực tiếp và mục tiêu vai trò của nó; Chương 2: Các hình thức Marketing; Chương 3: Yếu tố tác động đến hiệu quả Marketing; Chương 4: Lợi thế của Marketing trực tiếp.

7.2.52. Đạo đức và văn hóa kinh doanh

Học phần tiên quyết: Không

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần này cung cấp kiến thức về đạo đức kinh doanh (các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, xây dựng đạo đức kinh doanh).Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp; cơ sở quy định đạo đức nghề nghiệp; các quy ước đạo đức nghề nghiệp; tiêu chí đánh giá về đạo đức nghề nghiệp; vấn đề tư dưỡng và rèn luyện đạo đức nghề nhiệp của người học và làm kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp (biểu hiện, các dạng và những nhân tố tạo lập, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và văn hóa trong các hoạt động kinh doanh).

7.2.53. Tổ chức sự kiện

Học phần tiên quyết: Quan hệ công chúng

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần được tổ chức gắn liền giữa lý thuyết và thực hành. Một bài tập lớn sẽ đi theo suốt môn học, sinh viên làm bài tập theo nhóm với sự kiện tự chọn theo sự hướng dẫn của giảng viên, mỗi bài tập gắn liền với từng phần một sự kiện, kết thúc môn học các nhóm nộp kế hoạch tổ chức một sự kiện (giả định). 

7.2.54. Phân tích báo cáo tài chính

Học phần tiên quyết: Quản trị chiến lược

Mục tiêu

+ Kiến thức mô tả được các  khái niệm của môn học

+ Kỹ năng vận dụng được kiến thức vào bài tập nhóm

+ Thái độ chuyên cần, làm bài tập chuyên cần, nộp bài đầy đủ và đúng hạn

Nội dung: Học phần cung cấp những kiến thức chuyên sâu: phương pháp đánh giá các chỉ tiêu tài chính (phương pháp so sánh, phân tích nhân tố, phương pháp đạo hàm và tích phân);phân tích cấu trúc tài chính bao gồm cấu trúc tài sản nợ và cấu trúc tài sản có;phân tích dòng tiền và năng lực thanh toán;phân tích hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ;phân tích tối ưu hóa thu nhập và cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu; phân tích rủi ro và dự báo tài chính; dự báo tài chính theo doanh thu và theo chỉ số tài chính; dự báo rủi ro phá sản bằng cách sử dụng những mô hình hiện đại áp dụng trên thế giới.

7.2.55. Thực tập tốt nghiệp

Học phần tiên quyết, học trước: Không

Học phần này sinh viên sẽ được thực tập tại cơ quan, doanh nghiệp bao gồm các việc sau:tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, doanh nghiệp; được giao nhiệm vụ cụ thể, thực hiện nhiệm vụ; viết báo cáo thực tập...

7.2.56. Khóa luận tốt nghiệp (sinh viên không làm khóa luận thì phải học một số học phần chuyên môn)

Học phần tiên quyết, học trước: Không

Trong học phần này sinh viên sử dụng các kiến thức chuyên ngành đã học hoặc tự học để giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên ngành. 

Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên đạt được hệ thống và hiểu sâu các kiến thức đã học chuyên về Marketing, biết vận dụng lý thuyết đã học để phát hiện và giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn liên quan. Sinh viên có ý thức tự giác trong nghiên cứu, nghiêm túc tích cực, khách quan trong tư duy và nghiên cứu các vấn đề thực tiễn. Thể hiện sự yêu thích, đam mê, tự tin của người học khi nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh và quản lý.

Sinh viên nghiên cứu một vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và quản lý:

Chương I: Tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

Chương II: Thu thập, xử lý, phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Chương III: Rút ra nhận xét và đề xuất hướng giải quyết cho vấn đề nghiên cứu.  

8. Sơ đồ đào tạo 

STT

HP

Tênhọcphần

Tổng số tín chỉ

     

TS

LT

TH

HỌC KỲ 1

1.

06026

Triết học Mác-Lê nin

3

3

 

2.

06008

Toán cao cấp

3

3

 

3.

07002

Tiếng Anh 1

3

3

 

4.

06010

Giáo dục thể chất 1

1

 

1*

5.

06007

Tin học đại cương

3

3

 

6.

64002

Logic học

2

2

 

7.

06003

Pháp luật đại cương

2

2

 
   

Tổngcộng

17

16

1

HỌC KỲ 2

8.

06027

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

2

2

 
   

Học phần tự chọn: tối thiểu 2 TC

     

9.

64050

- Môi trường và phát triển

2

2

 

10.

64051

- Nhập môn xã hội học

/

2

 

11.

07061

- Cơ sở văn hóa Việt Nam

/

2

 

12.

07063

- Phương pháp nghiên cứu  khoa  học

/

2

 

13.

07003

Tiếng Anh 2

3

3

 

14.

06011

Giáo dục thể chất 2

1

 

1*

15.

10101

Quản trị học

3

3

 

16.

10102

Marketing  căn bản

3

3

 

17.

06006

Giáo dục quốc phòng – an ninh

9

 

9*

18.

10201

Kinh tế  vi mô

3

3

 
   

Tổngcộng

26

16

10

HỌC KỲ 3

19.

06028

Chủ nghĩa xã hội  khoa  học

2

2

 

20.

10203

Xác suất thống kê trong kinh doanh

3

3

 

 

21.

07004

Tiếng  Anh 3

3

3

 

22.

06012

Giáo dục thể chất 3

1

 

1*

23.

10202

Kinh tế vĩ mô

3

3

 

24.

64053

Quản trị Marketing

3

3

 
   

Tổng cộng

15

14

1

HỌC KỲ 4

25.

06029

Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt  Nam

2

2

 

26.

10103

Tâm lý và kỹ năng giao tiếp

3

3

 

27.

10212

Quản trị kinh doanh quốc tế

3

3

 

28.

64054

Nghiên cứu Marketing

3

3

 

29.

64057

Hành vi người tiêu dùng

3

3

 

30.

10211

Quản trị chiến lược

3

3

 
   

Tổng cộng

17

17

 

HỌC KỲ 5

31.

06030

Tư tưởng Hồ Chí  Minh

2

2

 

32.

64052

Quản trị doanh nghiệp

3

3

 

33.

64055

Đàm phán trong kinh doanh

3

3

 

34.

64058

Tiếng  Anh  chuyên ngành 1

3

3

 

35.

64056

Phân tích dữ liệu

3

3

 

36.

10501

Quan  hệ công chúng

3

3

 
   

Tổng cộng

17

17

 

HỌC KỲ 6

37.

64059

Tiếng  Anh  chuyên ngành 2

2

2

 

38.

64063

Quản trị bán hàng

3

3

 

39.

64065

Đề án nghiên cứu Marketing (Thựctập 1)

3

 

3

   

Chuyên ngành  Marketing  doanh nghiệp

     

40.

64060

Marketing  quốc tế

3

3

 

41.

64064

Thương mại điện tử

3

3

 
   

Chuyên ngành  Marketing  thương mại, dịch vụ

     

42.

10502

Marketing  dịch vụ

3

3

 

43.

64067

Marketing  điện tử

3

3

 
   

Tổng cộng

14

11

3

HỌC KỲ 7

 

44.

10215

Đạo đức và văn hóa kinh doanh

2

2

 
   

Học phần tự chọn: tối thiểu 3 TC

     

45.

64070

- Marketing toàn cầu

3

3

 

46.

64071

- Marketing công nghiệp

/

3

 

47.

64072

- Quảng cáo

/

3

 

48.

64073

- Marketing trực tiếp

/

3

 
   

Chuyên ngành Marketing doanh nghiệp

     

49.

64061

Quản trị chất lượng dịch vụ

3

3

 

50.

64062

Truyền thông Marketing

3

3

 

51.

10504

Quản trị thương hiệu

3

3

 
   

Chuyên ngành Marketing thương mại, dịch vụ

     

52.

64066

Marketing  thương mại

3

3

 

53.

64068

Xây dựng hệ thống bán lẻ

3

3

 

54.

64069

Quản trị lực lượng bán hàng

3

3

 
   

Tổng cộng

14

14

 

HỌC KỲ 8

55.

64074

Tổ chức sự kiện

2

2

 

56.

64075

Phân tích báo cáo tài chính

2

2

 

57.

64076

Thực tập tốt nghiệp

5

 

5

58.

64077

Khóa luận tốt nghiệp

5

 

5

   

Học phần thay thế KLTN:

     

59.

64078

Môn thay thế 1

3

3

 

60.

64079

Môn thay thế 2

3

2

 
   

Tổng cộng

14

   

TỔNG SỐ TÍN CHỈ TOÀN KHÓA

122

   


 

(Phụ lục bảng: Sơ đồ đào tạo toàn khóa học)

9. Hướng dẫn thực hiện chương trình

- Tổ chức thực hiện chương trình: Đảm bảo tính hệ thống và kết hợp mềm dẻo giữa các học phần. Nhằm định hướng ứng dụng nghề nghiệp, khi xây dựng từng học phần chú trọng đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và khả năng tự học của sinh viên. Khi lập kế hoạch đào tạo cần xây dựng sao cho khi thực hiện lý thuyết đi đôi với thực hành.

-Phương pháp giảng dạy: Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực (minh họa trực quan bằng phim, ảnh, kết hợp thực hành, tham quan thực tế, thực tập trong và ngoài trường). Chú trọng rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

- Sinh viên phải tích lũy khối kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất để được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất. Điểm các học phần này không tính vào trung bình chung tích lũy, dùng làm điều kiện xét tốt nghiệp.

-Ngoài số tín chỉ tích lũy tối thiểu trong chương trình đào tạo, người học phải đạt chuẩn đầu ra về tin học và ngoại ngữ theo quy định riêng của Trường trước khi đăng ký xét tốt nghiệp.