Chào mừng đến với Trường Đại Học Hùng Vương TP. HCM
logo
Địa chỉ 736 Nguyễn Trãi, Q.5, TP. HCM
Ngành Ngôn ngữ Anh

TIẾNG ANH TỔNG QUÁT

Trình độ đào tạo:    ĐẠI HỌC

Ngành đào tạo: NGÔN NGỮ ANH

Mã ngành: 7220201

Hình thức đào tạo:  Chính quy

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Ngành Ngôn ngữ Anh là ngành nghiên cứu và sử dụng tiếng Anh, loại ngôn ngữ hiện đang phổ biến nhất thế giới. Mục tiêu chung nhất của chương trình đào tạo này là giúp sinh viên sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo. 

Ngành học này còn có mục tiêu khác là nghiên cứu về ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, văn học, và xã hội của các nước sử dụng tiếng Anh trên thế giới. Đồng thời, trong bối cảnh kinh tế-xã hội của Việt Nam, sinh viên ngành học này cũng được trang bị thêm những kiến thức bổ trợ thông qua các học phần tiếng Anh trong các lãnh vực kinh doanh-dịch vụ, du lịch, nhà hàng-khách sạn, công nghệ thông tin, v.v….

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức

- Có kiến thức vững chắc về ngôn ngữ Anh, văn hóa, xã hội và văn học Anh-Mỹ, để sau khi tốt nghiệp sinh viên có trình độ tri thức cần thiết cho những công việc chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đồng thời có đủ kiến thức nền để tiếp tục học lên các bậc trên đại học.  

- Có kiến thức cơ sở về khoa học cơ bản thuộc lãnh vực khoa học xã hội và nhân văn để sinh viên bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa, văn minh của các nước cộng đồng Anh ngữ. Đồng thời, sinh viên có kiến thức cập nhật về tình hình hội nhập của đất nước thông qua những nội dung của các học phần thuộc lãnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

- Có kiến thức cơ bản về chính trị và văn hóa để sinh viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và có ý thức kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc.

- Có kiến thức cơ sở về công nghệ thông tin để sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại và có năng lực tự khám phá và nâng cao trình độ cho chính mình.

1.2.2. Kỹ năng

1.2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

- Có các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường.  

- Có trình độ nghiệp vụ đủ để hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lãnh vực chuyên môn như giảng dạy, công tác biên-phiên dịch, các lãnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội v.v..

- Có kỹ năng vận dụng kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội và văn học vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể trong công tác.

1.2.2.2. Các kỹ năng khác có liên quan

- Có kỹ năng soạn thảo văn bản, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các loại
hợp đồng và các thỏa thuận khác; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; giao tiếp
xã hội tích cực, làm việc nhóm và quản lý.    

- Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, và truyền đạt thông tin có hiệu quả, là những kỹ năng thiết yếu trong các lãnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội, v.v. trong xã hội công nghiệp hiện đại.

- Có kỹ năng tự tìm hiểu và nắm bắt những cơ hội tiếp cận thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.

1.2.3. Phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp

1.2.3.1. Phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, và ý thức phục vụ cộng đồng; Có tinh thần luôn học tập, cập nhật kiến thức đáp ứng nhu cầu đổi mới; Có lòng yêu nghề; Có tinh thần cải tiến trong công việc được giao. 

- Biết cạnh tranh trong công việc, nhưng luôn tôn trọng văn hóa của các nước, đồng thời gìn giữ và phát huy văn hóa nước nhà.

- Biết nắm bắt những cơ hội giao tiếp với những người đến từ các xã hội và các nền văn hóa khác để học hỏi và tự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của mình. 

1.2.3.2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh có khả năng làm việc trong các lãnh vực chuyên môn sau: 

-  Làm công việc biên phiên dịch tiếng Anh trong các công ty, doanh nghiệp, cơ quan truyền thông, và các tổ chức xã hội có sử dụng tiếng Anh.

-  Làm nhân viên hay chuyên viên văn phòng trong các công ty, doanh nghiệp, trường học, cơ sở đào tạo, hoặc các tổ chức xã hội trong hoặc ngoài nước có sử dụng tiếng Anh.

-  Làm việc trong các lãnh vực ngành nghề có sử dụng tiếng Anh như dịch vụ du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn, bảo tàng, v.v….

-  Giảng dạy tiếng Anh tại các trường phổ thông hoặc các cơ sở giáo dục có đào tạo tiếng Anh.

-  Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh với hạng khá hoặc giỏi có thể thi tuyển vào các chương trình đào tạo Thạc sĩ trong hoặc ngoài nước thuộc các chuyên ngành như Ngôn ngữ học ứng dụng, Giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài, v.v….   

1.2.4. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Tiếp tục học tập nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên sâu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về các chuyên ngành thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng;

- Tiếp tục học các chuyên nhành liên quan để phục vụ cộng đồng;

- Đủ năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về khoa học ứng dụng ngôn ngữ như một công cụ cho các chuyên ngành khác bằng ngoại ngữ.

1.2.5. Trình độ ngoại ngữ và tin học: 

* Trình độ ngoại ngữ chính 

Cử nhân đại học ngành Ngôn ngữ Anh đạt chuẩn về trình độ tiếng Anh tương đương bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

* Trình độ ngoại ngữ 2 (không chuyên)

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

- Sinh viên phải đạt yêu cầu cụ thể theo quyết định của Trường ban hành chuẩn đầu ra về Ngoại ngữ 2 (không chuyên) dành cho sinh viên các chương trình đào tạo chuyên ngữ tại Trường.

* Trình độ tin học

Chương trình đào tạo nhằm giúp người họcđạt chuẩn Kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, quy định về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Theo quyết định số 145/QĐ-ĐHHV ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng về ban hành chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học không chuyên áp dụng cho sinh viên đại học hệ chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

2. CHUẨN ĐẦU RA (Learning outcomes)

Cử nhân ngành ngôn ngữ Anh: 

- Có kiến thức chuyên môn về ngoại ngữ chuyên và ngoại ngữ không chuyên để phục vụ tại các tổ chức hành chánh sự nghiệp, văn hóa - xã hội, doanh nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp và nghiên cứu;

- Ứng dụng năng lực và kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn cho các lĩnh vực khác nhau đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

2.1. Kiến thức

2.1.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

- Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.

- Sinh viên hiểu được và ứng những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa của chủ nghĩa Mác-Lênin, Kinh tế chính trị,  Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và có khả năng vận dụng vào thực tiễn Việt Nam để thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước trong công tác chuyên môn.

- Hiểu và áp dụng các kiến thức về an ninh, quốc phòng và thể chất để biết cách rèn luyện sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ đất nước. 

- Yêu cầu đạt trình độ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

- Có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng như MS Word, MS Excel, MS Powerpoint, Gmail… đáp ứng các yêu cầu về giao tiếp điện tử và đa phương tiện, soạn thảo văn bản hành chính và học thuật, trình bày bằng phương tiện trình chiếu cơ bản.

2.1.2. Khối kiến thức cơ sở

- Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể nắm bắt và áp dụng được những khái niệm cơ bản trong Ngữ âm học và Âm vị học tiếng Anh, phát âm đúng tiếng Anh; nắm vững những vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học tiếng Anh và những kỹ năng phân tích ngữ nghĩa. Sinh viên cũng được trang bị những vấn đề cơ bản của Ngữ pháp tiếng Anh, Diễn ngôn tiếng Anh, vận dụng được những kiến thức về những vấn đề đó trong công việc chuyên môn. 

- Sinh viên có thể vận dụng kiến thức khái quát về văn hóa, văn học, giao thoa văn hóa các nước nói tiếng Anh bao gồm các đặc điểm về lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và giáo dục vào các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận, nâng cao vốn từ vựng, các kỹ năng tiếng Anh.

2.1.3. Khối kiến thức ngành 

- Chương trình đào tạo đại học ngành Ngôn ngữ Anh có 3 định hướng chuyên ngành: Biên phiên dịch, Sư phạm, Truyền thông báo chí.

- Sinh viên hoàn thành chương trình Ngôn ngữ Anh định hướng Biên phiên dịch nhận biết được các kiến thức về lý thuyết dịch và giải quyết các kiến thức này trong công tác biên phiên dịch; Vận dụng các kiến thức chuyên sâu và các kỹ năng về nghiệp vụ biên phiên dịch để thực hiện công tác biên dịch, phiên dịch trong môi trường trong nước và quốc tế.

- Sinh viên hoàn thành chương trình Ngôn ngữ Anh định hướng Sư phạm ứng dụng được kiến thức về giáo học pháp và xác định các kiến thức này trong hoạt động giảng dạy và quản lý đào tạo. Vận dụng các kiến thức được trang bị để phân tích và xử lý vấn đề, quản lý công việc và sắp xếp thời gian, hợp tác và làm việc theo nhóm, chia sẻ và phân công nhiệm vụ; Đảm nhận các vị trí như: giáo viên, cán bộ giảng dạy tại các cơ sở dạy tiếng Anh ở các cấp học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, đặc biệt tại các trường trung học phổ thông hay đại học, hoặc có thể phát triển thành những cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học hay quốc tế học.

- Sinh viên hoàn thành chương trình Ngôn ngữ Anh định hướng Truyền thông báo chí được trang bị kiến thức chung, cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học Mác-Lênin; những kiến thức cơ bản về lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp báo chí - truyền thông. Thiết kế và xây dựng công tác truyền thông trên nền tảng kiến thức đã học để nắm bắt tình hình thực tiễn, thu thập dữ liệu - thông tin  báo chí; tổ chức biên dịch các sản phẩm báo chí, chủ động tham gia các hoạt động báo chí - truyền thông.

2.1.3. Khối kiến thức bổ trợ 

- Sử dụng tiếng Anh thành thạo (tương đương trình độ C1, Khung tham chiếu Châu Âu, Bậc 5/6 của Khung năng lực ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc tương đương 6.5 IELTS quốc tế và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương khác như TOEIC, TOEFL iBT) ở cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là các kỹ năng nghe, đọc, tổng hợp, phân tích, viết báo cáo, bình luận về các tin tức, sự kiện, công trình nghiên cứu về các vấn đề trong quan hệ quốc tế. 

- Giải thích được hệ thống lý thuyết tiếng Anh về ngữ pháp, ngữ âm, âm vị học, ngữ dụng học, lý thuyết biên, phiên dịch Anh-Việt và Việt-Anh. Đánh giá được những kiến thức nền tảng về đất nước, con người, văn hóa, tôn giáo của các quốc gia nói tiếng Anh, đặc biệt là Anh, Mỹ (Trung quốc, Đài Loan, Hồng Kông) và các quốc gia khác có vai trò và vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế. 

- Thực hiện được công tác phiên dịch (ở trình độ trung cấp) cho các cuộc tiếp xúc, hội thảo của cơ quan hoặc biên dịch các tài liệu về các vấn đề liên quan đến chính trị quốc tế, kinh tế quốc tế, truyền thông quốc tế và luật pháp quốc tế; Sử dụng kiến thức Ngôn ngữ Anh phục vụ trong các lĩnh vực công tác: Các công tác hòa giải; công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật; công tác hộ tịch, nghề luật sư và hoạt động tư vấn pháp luật, thủ tục hành chính nhà đất, công chứng, chứng thực… 

2.2. Kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp

2.2.1. Kỹ năng

- Có kỹ năng phân tích tổng hợp, sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng cơ bản: vận dụng được kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau;

- Có khả năng xây dựng, thực hiện các đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo. Sinh viên có khả năng quản ý thời gian, kỹ năng thích ứng, kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phần tích, tổng hợp;

- Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm:có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả công việc, biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, có khả năng áp dụng những khái niệm lý thuyết và kỹ năng chuyên môn, sáng tạo vào các tình huống khác nhau;

- Sử dụng tiếng Anh thành thạo với các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), biên dịch, phiên dịch, có tư duy phê phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề để hoàn thành nhiệm vụ nghề nghiệp; có các năng lực và kỹ năng khác cần thiết để làm việc và phát triển trong môi trường hội nhập như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp hiệu quả:thuyết phục, đàm phán, năng lực quản lý và năng lực tự học;

- Sử dụng tốt tiếng Anh ở trình độ bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; có thể vận dụng các kiến thức về Ngữ âm, Ngữ pháp và Từ vựng trong hoạt động thuộc định hướng đào tạo và nghiên cứu.

2.2.1. Cơ hội nghề nghiệp

- Có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ để có thể tự chủ được công việc được giao; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; 

- Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; 

- có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Phân loại, mô tả, giải quyết, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình; 

- Có khả năng quản lý thời gian, có kỹ năng thích ứng, kỹ năng học và tự học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp;

- Có năng lực phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả công việc, biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, có khả năng áp dụng những khái niệm lý thuyết và kỹ năng chuyên môn, sáng tạo vào các tình huống khác nhau.

- Sử dụng tiếng Anh thành thạo với các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), biên dịch, phiên dịch, có tư duy phê phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề để hoàn thành nhiệm vụ nghề nghiệp; có các năng lực và kỹ năng khác cần thiết để làm việc và phát triển trong môi trường hội nhập như kỹ năng thuyết phục, đàm phán, năng lực quản lý và năng lực tự học. 

2.4. Phẩm chất cá nhân

- Trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; có lòng tự tôn dân tộc; say mê trong công việc, tích cực khám phá kiến thức, khám phá thực tiễn; - Năng động, nhạy bén và sáng tạo trong các hoạt động chuyên môn, làm việc có kỷ luật và năng suất cao; 

- Không phân biệt đối xử trong nhiệm vụ biên phiên dịch, trung thành với văn bản (nói/viết) nguyên gốc, không thêm bớt, chỉnh sửa hay bóp méo nội dung thông tin và ý định giao tiếp của tác giả phát ngôn;

- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: năng động, nhiệt tình, linh hoạt, chịu được áp
lực công việc cao, thích nghi nhanh với môi trường làm việc đa dạng, giao tiếp tốt, vui
vẻ, sẵn sàng tinh thần vì công việc; Bảo đảm tính liêm chính, công bằng, vô tư, bí mật thông tin của khách hàng trong nhiệm vụ biên-phiên dịch; có thái độ đúng và hiểu tầm quan trọng của nhiệm vụ biên-phiên dịch; 

- Thiết kế, đánh giá và tranh luận công việc một cách chuyên nghiệp; thực hiện đầy đủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHOÁ

Tổng số tín chỉ (TC) của chương trình phải tích lũy: 122 TC

(Chưa kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng & AN)

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH 

Mọi công dân Việt Nam đủ điều kiện dự thi và đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo Qui chế Tuyển Sinh Đại học hệ chính quy hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

Theo Quy chế  đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

Đào tạo và công nhận đủ điều kiện tốt nghiệp theo Quy chế Đào tạo, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp Cao đẳng - Đại học chính quy ban hành theo:

- Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH;

- Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Các quy định hiện hành và được cụ thể hóa theo quyết định số 144/2018/QĐ-ĐHHV ngày 30/10/2018 của Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

6. THANG ĐIỂM 

Thực hiện theo Quy chế đào tạo, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp bậc Cao đẳng - Đại học chính quy ban hành theo văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành và của Trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh.

Hệ thống tính điểm theo thang điểm 10 (từ 0 ÷ 10), quy tương đương sang điểm chữ và điểm 4 theo quy định của Nhà trường.

7. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

7.1. Khung chương trình

STT

Mã học phần

Học phần

Tín

chỉ

Phân bổ

thời gian

TS tiết

Tự học

LT

TH

7.1 KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

32

       

7.1.1 Lý luận chính trị

11

       

1

06001

Triết học Mác-Lênin

3

3

0

45

60

2

06002

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

2

2

0

30

60

3

06005

Chủ nghĩa Xã hội Khoa học

2

2

0

30

60

4

06004

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

2

0

30

60

5

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

30

60

7.1.2 Khoa học xã hội (chọn 3 trong 5 học phần)

6

       

1

06003

Pháp luật Đại cương

2

2

0

30

60

2

07060

Dẫn luận Ngôn ngữ

2

2

0

30

60

3

07061

Cơ sở Văn hóa Việt Nam

2

2

0

30

60

4

07062

Tiếng Việt thực hành

2

2

0

30

60

5

07063

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

2

0

30

60

7.1.3 Ngoại ngữ 2

9

       

1

07020

Tiếng Trung 1

3

3

0

45

90

2

07021

Tiếng Trung 2

3

3

0

45

90

3

07022

Tiếng Trung 3

3

3

0

45

90

   

HOẶC:

         

4

07040

Tiếng Nhật 1

3

3

0

45

90

5

07041

Tiếng Nhật 2

3

3

0

45

90

6

07042

Tiếng Nhật 3

3

3

0

45

90

7.1.4 Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên – Công nghệ - Môi trường

3

       

1

06007

Tin học đại cương

3

2

1

60

90

7.1.5 Kinh doanh và quản lý

3

       

1

10101

Quản trị học

3

3

0

45

90

7.1.6 Giáo dục thể chất

         

1

06010

Giáo dục thể chất 1 (*)

1

 

1

   

2

06011

Giáo dục thể chất 2 (*)

1

 

1

   

3

06012

Giáo dục thể chất 3 (*)

1

 

1

   

7.1.7 Giáo dục quốc phòng – an ninh

         

1

06006

Giáo dục quốc phòng (*)

     

165

 

7.2 KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

96

       

7.2.1 Kiến thức cơ sở ngành

48

       

1

07101

Listening 1

2

2

0

30

60

2

07102

Listening 2

2

2

0

30

60

3

07103

Listening 3

2

2

0

30

60

4

07104

Advanced Listening 1

2

2

0

30

60

5

07105

Advanced Listening 2

2

2

0

30

60

6

07106

Speaking 1

2

2

0

30

60

7

07107

Speaking 2

2

2

0

30

60

8

07108

Speaking 3

2

2

0

30

60

9

07109

Public Speaking

2

2

0

30

60

10

07110

Reading 1

2

2

0

30

60

11

07111

Reading 2

2

2

0

30

60

12

07112

Reading 3

2

2

0

30

60

13

07113

Advanced Reading 1

2

2

0

30

60

14

07114

Advanced Reading 2

2

2

0

30

60

15

07115

Writing 1

2

2

0

30

60

16

07116

Writing 2

2

2

0

30

60

17

07117

Writing 3

2

2

0

30

60

18

07118

Writing 4

2

2

0

30

60

19

07119

Essay Writing 1

2

2

0

30

60

20

07120

Essay Writing 2

2

2

0

30

60

21

07121

Refining Composition Skills

2

2

0

30

60

22

07122

Grammar 1

2

2

0

30

60

23

07123

Grammar 2

2

2

0

30

60

24

07124

Grammar 3

2

2

0

30

60

7.2.2 Kiến thức ngành

22

       

1

07125

English Pronunciation

2

2

0

30

60

2

07126

English Phonetics and Phonology

2

2

0

30

60

3

07127

English Morphology

2

2

0

30

60

4

07128

English Syntax

2

2

0

30

60

5

07129

English Semantics

2

2

0

30

60

6

07130

Special Topics in the History of Great Britain

2

2

0

30

60

7

07131

Special Topics in the History of the United States

2

2

0

30

60

8

07132

British Culture and Society

2

2

0

30

60

9

07133

American Culture and Society

2

2

0

30

60

10

07134

British Literature

2

2

0

30

60

11

07135

American Literature

2

2

0

30

60

7.2.3 Kiến thức bổ trợ (Chọn 4 học phần trong số 8 học phần)

8

       

1

07136

Business English 1

2

2

0

30

60

2

07137

Business English 2

2

2

0

30

60

3

07138

Advanced Business English 1

2

2

0

30

60

4

07139

Advanced Business English 2

2

2

0

30

60

5

07140

English for Business Communication

2

2

0

30

60

6

07141

Intercultural Business Communication

2

2

0

30

60

7

07142

English for Tourism and Hospitality

2

2

0

30

60

8

07143

English for Information Technology

2

2

0

30

60

7.2.4 Kiến thức chuyên ngành (Chọn 6 trong 9 học phần)

12

       

1

07144

English-Vietnamese Translation 1

2

2

0

30

60

2

07145

English-Vietnamese Translation 2

2

2

0

30

60

3

07146

Vietnamese-English Translation 1

2

2

0

30

60

4

07147

Vietnamese-English Translation 2

2

2

0

30

60

5

07148

Advanced Translation 1

2

2

0

30

60

6

07149

Advanced Translation 2

2

2

0

30

60

7

07150

Interpretation

2

2

0

30

60

8

07151

Teaching Methodology 1

2

2

0

30

60

9

07152

Teaching Methodology 2

2

2

0

30

60

7.2.5 Thực tập tốt hoặc khóa luận tốt nghiệp

6

       

1

 

Thực tập tốt nghiệp

6

       

2

 

Khóa luận tốt nghiệp (Sinh viên không làm khóa luận thì phải học một số học phần chuyên môn)

0

       
 

Tổng cộng toàn khóa

128

       

7.3. Những nội dung cần đạt được của từng môn học

7.3.1. Triết học Mác-Lênin (Số tín chỉ: 03) 

Học phần tiên quyết, học trước: Không 

Nội dung giảng dạy theo quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Triết học Mác-Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa Mác-Lênin – môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của khối đại học trong cả nước.

Mục tiêu môn học:

- Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin.

- Xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm
nền tảng lí luận cho việt nhận thức các vấn đề, nội dung của các môn học khác.

- Nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác – Lênin.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: 

Triết học Mác-Lênin là những nguyên lý triết học cơ bản do C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin viết nên trên cơ sở kế thừa sáng tạo và phát triển tinh hoa triết học nhân loại, tổng kết thực tiễn và trí tuệ thời đại; là thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp luận biện chứng, cách mạng; là những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới nói chung và sự vận động và phát triển của xã hội nói riêng. 

Học phần goomd ba chương: Chương 1 trình bày những nét khái quát về triết học, triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội. Chương 2 trình bài những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thánh kinh tế xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.

Ý nghĩa – phương pháp luận sâu sắc được rút ra từ việc nghiên cứu Triết học Mác- Lênin có giá trị định hướng đúng đắn cho mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.

7.3.2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Số tín chỉ: 02)

Học phần tiên quyết, học trước: Triết học Mác - Lênin 

Nội dung giảng dạy theo quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mục tiêu môn học:

Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác-Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học. 

Trên cơ sở đó, hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí viết làm và cuộc sống sau khi ra trường.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Nội dung chương trình gồm 6 chương: Trong đó, chương 1 bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Từ chương 2 đến chương 6 trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác-Lênin theo mục tiêu của môn học. 

Cụ thể các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

7.3.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học (Số tín chỉ: 02)

Học phần tiên quyết, học trước: Kinh tế chính trị Mác - Lênin 

Nội dung giảng dạy theo quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức: sinh viên nắm được những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất về Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin.

- Về kỹ năng: sinh viên nâng cao được năng lực hiểu biết thực tiễn và khả năng vận dụng các tri thức Chủ nghĩa xã hội khoa học vào việc xam xét, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước liên quan đến chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH.

- Về thái độ: Sinh viên có thái độ chính trị, tư tưởng đúng đắn về môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học:

Học phần gồm 7 chương: chương 1 trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn của Chủ nghĩa xã hội khoa học (quá trình hình thành, phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học); từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học theo mục tiêu môn học. Môn học chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, là kết quả của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác - Lênin. Ứng dụng những học thuyết của kinh tế chính trị Mác - Lênin vào việc nghiên cứu quy luật tất yếu của sự ra đời hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa; những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới và trong đời sống hiện thực ở Việt Nam hiện nay.

7.3.4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Số tín chỉ: 02)

Học phần tiên quyết, học trước: Chủ nghĩa xã hội khoa học 

Nội dung giảng dạy theo quyết định số 34/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mục tiêu môn học:

- Về nội dung: Môn học trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và những kiến thức cơ bản, cốt lõi, và hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920 - 1930). Quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945 - 1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975 - 2018). 

- Về tư tưởng: Thông qua các sự kiện lịch sử và các kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng để xây dựng ý thức tôn trọng sự thật khách quan, nâng cao lòng tự hào. Qua đó khẳng định các thành công, nêu lên các hạn chế, tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Về kỹ năng: Trang bị phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, kỹ năng lựa chọn tài liệu nghiên cứu, học tập môn học và khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan niệm sai trái về lịch sử của Đảng.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 4 chương: chương nhập môn trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn (đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam); từ chương 01 đến chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam theo mục tiêu môn học.

7.3.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh (Số tín chỉ: 02)

Học phần tiên quyết, học trước: Lịch sử Đảng 

Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh được tổ chức giảng dạy cho sinh viên năm thứ hai của chương trình đào tạo Đại học. 

Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức: Sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh; sự vận dụng của Đảng Cộng sản VIệt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức về nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; Về Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam; Về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Về văn hóa, đạo đức, con người, trong đó nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 

- Về kỹ năng: Hình thành cho sinh viên khả năng tư duy độc lập, phân tích, đánh giá, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống, học tập và công tác.

- Về thái độ: Sinh viên được nâng cao bản lĩnh chính trị, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội; nhận thức được vai trò, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc Việt Nam; thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện để góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học gồm 6 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; Về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Văn hóa, con người; Đạo đức.

Qua môn học này sinh viên được nâng cao bản lĩnh chính trị, yêu cước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội; thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện để góp phần và xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học phần cũng cung cấp những tri thức cơ bản và hiện đại về tiếng Việt làm cơ sở đối chiếu ngôn ngữ.

7.3.6. Pháp luật đại cương (Số tín chỉ: 02)

Học phần tiên quyết, học trước: Không 

Học phần tập trung vào các nội dung cơ bản như quyền và nghĩa vụ của công dân; lý luận cơ bản về pháp luật phục vụ cho việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật. 

Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức: Thảo luận được các vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, về hình thức pháp luật Việt Nam; Xác định được về nguồn gốc, chức năng, bản chất, hình thức của nhà nước và pháp luật; Nhận biết được các khái niệm thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý,quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật; Phân loại được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và một số ngành luật Việt Nam.

- Về kỹ năng:Vận dụng được các kiến thức về nhà nước và pháp luật để sử dụng trong giảng dạy và cách ứng xử của cá nhân trong xã hội khi liên quan đến pháp luật; có kiến thức và cơ sở lý luận để học các môn học liên quan; thực hiện được các công việc liên quan đến nhà nước và pháp luật.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần nêu những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật như nguồn gốc,chức năng, bản chất, hình thức của nhà nước và pháp luật; về thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý; quan hệ pháp luật; về hình thức pháp luật Việt Nam...

Trong những năm trước mắt học phần tập trung nội dung về an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, bảo vệ môi trường, quy chế thi cử và các quy định cụ thể liên quan đến cuộc sống và học tập phù hợp với trình độ đào tạo đại học.

7.3.7. Dẫn luận ngôn ngữ (Số tín chỉ: 02)

Học phần tiên quyết, học trước: Không

Mục tiêu môn học: Nhằm trang bị các lý thuyết cơ bản về bản chất, chức năng của ngôn ngữ. Ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống ký hiệu. Loại hình các ngôn ngữ trên thế giới. Các họ ngôn ngữ, các ngữ hệ, … Sau khi kết thúc học phần, sinh viên đạt được các mục tiêu sau:

- Về kiến thức: Miêu tả được từng âm vị trong tiếng Anh, một số các biến thể âm vị của các âm vị chính được giới thiệu; Xác định được cấu trúc của âm tiết; Miêu tả được bản chất của trọng âm trong tiếng Anh; Xác định được các cách cấu tạo từ dựa vào cấu trúc hình thái học; Giải thích được các cấu trúc câu trong tiếng Anh; Phân biệt được các loại nghĩa của từ vựng, mối liên hệ nghĩa của các đơn vị từ vựng

- Về kỹ năng: Liệt kê và ghi nhớ được phiên âm rộng, hẹp của các từ, các phát ngôn ngắn, xác định trọng âm trong phần lớn các từ đa âm tiết, dựa trên các qui luật chính được giới thiệu; Sử dụng được kiến thức hình thái học để cấu tạo từ trong khi sử dụng tiếng Anh; So sánh và đối chiếu được cấu trúc câu trong tiếng Anh, áp dụng trong viết và nói tiếng Anh đúng ngữ pháp; Diễn giải được các mối liên hệ ngữ nghĩa để giải thích các từ cơ bản tron tiếng Anh; Phác thảo và vận hành các hoạt động theo nhóm trong các thảo luận, trình bày trên lớp và ngoài lớp học.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Xây dựng được năng lực tự học, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm, bài tập lớn ngoài giờ học trên lớp; Sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao; Xác định trách nhiệm, tác phong học tập, rèn luyện nghiêm túc, khoa học.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ âm học, hình thái học, ngữ pháp học, và ngữ nghĩa học (từ vựng) một cách sơ bộ và hệ thống. Những kiến thức này giúp sinh viên sử dụng tiếng Anh được chính xác về mặt ngôn ngữ, từ phát âm đến sử dụng từ và cấu trúc câu. 

Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nói chung. Ngoài ra, học phần còn giúp sinh viên nắm được phương pháp phân tích ngữ âm – âm vị học; phân tích từ vựng – ngữ nghĩa, cấu trúc ngữ pháp của một ngôn ngữ.

7.3.8. Cơ sở văn hóa Việt Nam (Số tín chỉ: 02)

Học phần tiên quyết, học trước: Không 

Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức: Học phần cung cấp cho sinh viên lý luận về văn hoá đại cương, các quan điểm và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu văn hoá nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng. Từ đó, nhận thức đúng đắn về văn hoá, về vai trò của văn hoá trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cũng như đối với sự phát triển của quốc gia.

 - Về kỹ năng: Phân biệt được khái niệm văn hóa, văn hóa học, những điều kiện tự nhiên và xã hội hình thành nên nền văn hóa Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại; nắm được cấu trúc của văn hóa, những đặc tính truyền thống của văn hóa Việt Nam, những mặt tích cực và hạn chế của những tính chất văn hóa đó; phân biệt được đặc trưng các vùng văn hóa, những mặt tích cực và hạn chế của những đặc tính văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Về thái độ: Sau khi học xong môn học này, hình thành ở sinh viên niềm tự hào dân tộc, có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học cung cấp hai khối kiến thức cơ bản: phần thứ nhất cung cấp cho sinh viên các tri thức lí luận căn bản về văn hóa và văn hóa học; bao gồm các vấn đề cơ bản như khái niệm, định nghĩa về văn hóa, đặc trưng, chức năng của văn hóa, cấu trúc và loại hình văn hóa... Phần thứ 2 cung cấp các tri thức cơ bản về văn hóa Việt Nam: diễn trình văn hóa Việt Nam, thành tố cơ bản của văn hóa, các vùng văn hóa Việt Nam, văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay.

Thông qua các thành tố văn hoá không gian và thời gian văn hoá, sinh viên hiểu được bản sắc văn hoá Việt Nam. Học phần cũng góp phần tạo cho sinh viên một bản lĩnh văn hoá dân tộc trong quá trình học tập và tiếp xúc với văn hoá của nước ngoại ngữ được học.

7.3.9. Phương pháp nghiên cứu khoa học (Số tín chỉ: 02)

Học phần tiên quyết, học trước: Không 

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan đến các khái niệm, mục tiêu và kỹ năng học tập và nghiên cứu ở bậc đại học trong lãnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt trong lãnh vực ngôn ngữ và phương pháp học và giảng dạy tiếng nước ngoài; Học phần cung cấp hệ thống các phương pháp tổng quan nghiên cứu, thu thập thông tin thông tin và kỹ thuật cơ bản về thống kê giúp cho sinh viên trong việc xử lý những kết quả thu được từ những cuộc nghiên cứu điều tra thực tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau về xã hội học, nhân học, công tác xã hội, báo chí, địa lý...

Về kỹ năng:  Học phần giúp sinh viên làm quen với các công cụ, kỹ năng nghiên cứu, các giai đoạn của từng loại hình nghiên cứu khác nhau, đồng thời cũng hình thành và phát triển ở sinh viên khả năng hiểu và phân tích đánh giá một công trình nghiên cứu cụ thể. Có khả năng thực hiện được một nghiên cứu khoa học; có thể tự nâng cao trình độ về nghiên cứu khoa học sử dụng trong nghề nghiệp.

Về thái độ: Sau khi học xong môn học này, hình thành ở sinh viên phác thảo và thực hiện được các khảo sát, nghiên cứu … một cách trung thực.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học phương pháp nghiên cứu sẽ giúp sinh viên nhận dạng, xây dựng và phát triển vấn đề nghiên cứu, thiết kế một khung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đó, chuyển vấn đề thành câu hỏi nghiên cứu, thu thậpvà phân tích số liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu và cuối cùng là viết báo cáo nghiên cứu. Thực hiện một nghiên cứu khoa học thực tế là cách tốt nhất để học môn học này.

Nội dung gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học; Chương 2: Xác định vấn đề nghiên cứu; Chương 3: Viêt đề cương nghiên cứu; Chương 4: Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu; Chương 5: Viết báo cáo nghiên cứu.

7.3.10. Ngoại ngữ 2: Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành Ngôn ngữ Nhật và Trung Quốc.

Tiếng Trung Quốc 1 (Số tín chỉ: 03)

Học phần tiên quyết, học trước: Không 

Mục tiêu môn học: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên vận dụng những kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp tiếng Trung để đọc một đoạn văn bản ngắn từ 80-100 từ; Sinh viên có thể nói, viết những câu đơn giản bằng tiếng trung và nghe các đoạn hội thoại ngắn bằng tiếng Trung. Sử dụng các kiến thức đã học vào thực tế, giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Trung trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Các đề tài thường nhật và có thật trong cuộc sống như thông tin cá nhân, địa lý, mua bán, nghề nghiệp, phim ảnh, quan hệ xã hội, tin tức, ăn uống, sức khỏe, nhà cửa, công việc…

HOẶC

Tiếng Nhật 1 (Số tín chỉ: 03)

Học phần tiên quyết, học trước: Không 

Mục tiêu môn học: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên vận dụng những kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp tiếng Nhật để đọc một đoạn văn bản ngắn từ 80 -100 từ. Sinh viên có thể nói, viết những câu đơn giản bằng tiếng trung và nghe các đoạn hội thoại ngắn bằng tiếng Nhật. Sử dụng các kiến thức đã học vào thực tế, giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Nhật trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. 

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Các đề tài thường nhật và có thật trong cuộc sống như thông tin cá nhân, địa lý, mua bán, nghề nghiệp, phim ảnh, quan hệ xã hội, tin tức, ăn uống, sức khỏe, nhà cửa, công việc…

7.3.11. Ngoại ngữ 2: Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành Ngôn ngữ Nhật và Trung Quốc.

Tiếng Trung Quốc 2 (Số tín chỉ: 03)

Học phần tiên quyết, học trước: Tiếng Trung Quốc 1 

Mục tiêu môn học: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên nhận dạng các điểm những ngữ pháp và biết cách giao tiếp tiếng Anh cơ bản từng bước hoàn thiện kỹ năng tổng hợp cho sinh viên. Sử dụng kiến thức từ vựng và ngữ pháp về đời sống hằng ngày và các vấn đề trong xã hội, thế giới ví dụ: kinh doanh, du lịch, thời trang, nghệ thuật, điện ảnh, giải trí… 

Đặc biệt sinh viên phải nắm chắc các thì và các thức của động từ để sử dụng linh hoạt trong ngôn ngữ giao tiếp của mình. Có thể nghe, nói, đọc, viết tiếng Trung ở trình độ sơ cấp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Các đề tài trong đời sống hằng ngày và các vấn đề trong xã hội, thế giới ví dụ: địa lý, mua bán, nghề nghiệp, phim ảnh, quan hệ xã hội, tin tức, ăn uống, sức khỏe, nhà cửa, công việc kinh doanh, du lịch, thời trang, nghệ thuật, điện ảnh, giải trí…

HOẶC

Tiếng Nhật 2 (Số tín chỉ: 03)

Học phần tiên quyết, học trước: Không 

Mục tiêu môn học: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sử dụng kiến thức từ vựng và ngữ pháp về đời sống hằng ngày và các vấn đề trong xã hội, thế giới ví dụ: kinh doanh, du lịch, thời trang, nghệ thuật, điện ảnh, giải trí…

Đặc biệt sinh viên phải nắm chắc các thì và các thức của động từ để sử dụng linh hoạt trong ngôn ngữ giao tiếp của mình. Có thể nghe, nói, đọc, viết và hoàn thiện kỹ năng tổng hợp tiếng Nhật ở trình độ sơ cấp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Các đề tài trong đời sống hằng ngày và các vấn đề trong xã hội, thế giới ví dụ: địa lý, mua bán, nghề nghiệp, phim ảnh, quan hệ xã hội, tin tức, ăn uống, sức khỏe, nhà cửa, công việc kinh doanh, du lịch, thời trang, nghệ thuật, điện ảnh, giải trí…

7.3.12. Ngoại ngữ 3: Nội dung được phát triển từ chương trình khung trình độ đại học của ngành Ngôn ngữ Nhật và Trung Quốc.

Tiếng Trung Quốc 3 (Số tín chỉ: 03)

Học phần tiên quyết, học trước: Không 

Mục tiêu môn học: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sử dụng kiến thức từ vựng và ngữ pháp về đời sống hằng ngày và các vấn đề trong xã hội.

 Đặc biệt các kiến thức ngữ pháp về câu đơn, câu ghép và các thức, thì trong tiếng Trung Quốc ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn. Có khả năng trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề nào đó bằng văn bản nói hay viết.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Các đề tài trong đời sống hằng ngày và các vấn đề trong xã hội, thế giới ví dụ: địa lý, mua bán, nghề nghiệp, phim ảnh, quan hệ xã hội, tin tức, ăn uống, sức khỏe, nhà cửa, công việc kinh doanh…

HOẶC

Tiếng Nhật 3 (Số tín chỉ: 03)

Học phần tiên quyết, học trước: Không 

Mục tiêu môn học: Sau khi kết thúc học phần, sinh viên sử dụng kiến thức từ vựng và ngữ pháp về đời sống hằng ngày và các vấn đề trong xã hội. Đặc biệt các kiến thức ngữ pháp về câu đơn, câu ghép và các thức, thì trong tiếng Nhật ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn. Có khả năng trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề nào đó bằng văn bản nói hay viết.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Các đề tài trong đời sống hằng ngày và các vấn đề trong xã hội, thế giới ví dụ: địa lý, mua bán, nghề nghiệp, phim ảnh, quan hệ xã hội, tin tức, ăn uống, sức khỏe, nhà cửa, công việc kinh doanh, du lịch, thời trang, nghệ thuật, điện ảnh, giải trí… ở cấp độ trung cấp.

7.3.12. Listening 1 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Không 

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Ghi nhớ và lặp lại được cách phát âm đúng hệ thống phụ âm và nguyên âm trong tiếng Anh; hiểu biết về trọng âm trong các từ đa âm tiết và về ngữ điệu; Có đủ vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp để vận dụng trong các tình huống giao tiếp cụ thể, với các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, mô tả môi trường xung quanh, và nêu quan điểm, ý kiến cá nhân ở mức độ đơn giản.

- Về kỹ năng: Nghe được những cụm từ, những cách diễn đạt liên quan đến cuộc sống hàng ngày (các thông tin cá nhân, gia đình, mua bán, công việc) khi người khác nói rõ ràng và chậm rãi; hiểu chủ đề mà người khác đang thảo luận khi họ nói một cách rõ ràng, chậm rãi; hiểu và nhận biết được một số thông tin đơn giản trình bày trên đài/TV khi những thông tin đó liên quan đến những chủ đề gần gũi hàng ngày.

- Về thái độ: Có thái độ tích cực trong việc học và luyện tập tiếng Anh trong lớp học và ngoài lớp học và có thái độ ý thức học tập và rèn luyện đạt được hiệu quả cao trong học tập và công tác sau này.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng cơ bản và các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói) với những chủ điểm trong cuộc sống hàng ngày và môi trường xung quanh, như công việc, địa điểm, du lịch, giải trí, thể thao, môi trường, học tập. Luyện cho sinh viên nghe được những câu ngắn và phân biệt các âm tương tự nhau trong tiếng Anh; hướng dẫn sinh viên phân biệt các âm tiết được nhấn mạnh và các âm tiết rút ngắn; và luyện kỹ năng nghe lấy ý chính và thông tin chi tiết. 

7.3.13. Listening 2 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Listening 1

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Trình bày được đầy đủ về cách phát âm, hệ thống âm vị trong tiếng Anh, giải thích được các kiến thức cơ bản về ngữ điệu, trọng âm, âm mạnh và yếu của các từ thông dụng; các giọng nói tiếng Anh khác nhau trong số các nước nói tiếng Anh bản ngữ; Sử dụng được các từ vựng và cấu trúc ngữ pháp để có thể sử dụng trong hầu hết các tình huống thường ngày liên quan đến các chủ đề khác nhau; đặc biệt giới thiệu được những nét đẹp chính của quê hương, đất nước Việt Nam, khu danh thắng, sự hiếu khách của người dân.

- Về kỹ năng: Nghe hiểu được các thông tin sự kiện đơn giản về các đề tài phổ biến hang ngày hay các đề tài liên quan đến công việc, xác định được cả thông điệp chính lẫn ý chi tiết, miễn là ngôn bản phải được nói một cách rõ ràng và bằng một giọng quen thuộc; hiểu được điểm chính của những ngôn bản chuẩn, rõ ràng quanh các đề tài quen thuộc, thườnggặp tại nơi làm, trường học, vui chơi giải trí v.v... và luyện đoán thông tin theo ngữ cảnh. 

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kỹ năng nghe;Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ở trình độ trung cấp và các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói). Sinh viên có thể trình bày, giải thích, lập luận, nêu quan điểm ở mức độ đơn giản với những chủ điểm tương đối rộng như thể thao, giải trí, giáo dục, kinh tế, văn hoá, hoc tập, công việc giao tiếp tương đối thành thạo bằng tiếng Anh.

7.3.13. Listening 3 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Listening 2

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Trình bày được kiến thức về ngữ âm tiếng Anh, sử dụng trong giao tiếp với người bản ngữ và người nói tiếng Anh như ngoại ngữ; Trình bày được vốn từ vựng, ngữ pháp trong giao tiếp nghe và nói tiếng Anh ở mức độ tương đối trôi chảy.

- Về kỹ năng: Nghe hiểu các bài nói trực tiếp hoặc ghi âm về các chủ đề trong cuộc sống cá nhân, xã hội, học tập hay nghề nghiệp khi được diễn đạt rõ ràng và bằng giọng tiếng Anh chuẩn; Nhận biết được cơ bản khi người nói là người nước ngoài nói tiếng Anh như ngoại ngữ và nói rõ ràng; theo dõi được bài nói tương đối dài cũng như các lập luận khá phức tạp về các chủ đề quen thuộc khi bài nói có cấu trúc rõ ràng; Giải thích được tương đối chính xác các ý chính trong các bài giảng, bài phát biểu, bài tường thuật và các dạng trình bày khác trong học thuật hay nghề nghiệp có sử dụng ngôn ngữ và ý tưởng phức tạp; nghe được một cách cơ bản các chương trình tài liệu trên đài phát thanh và truyền hình, các văn bản ghi âm, truyền hình sử dụng ngôn ngữ chuẩn thường gặp trong đời sống xã hội, nghề nghiệp hay học thuật.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kỹ năng nghe;Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này luyện cho sinh viên nghe được những câu dài gồm nhiều mệnh đề với các chủ đề khoa học, văn hóa, xã hội và với tốc độ nói nhanh hơn; tiếp tục luyện kỹ năng phân biệt các âm tiết được nhấn mạnh và các âm tiết rút ngắn; tiếp tục luyện kỹ năng nghe lấy ý chính và thông tin chi tiết; và tiếp tục luyện kỹ năng đoán thông tin theo ngữ cảnh. 

7.3.14. Advanced Listening 1 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Listening 3

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Trình bày được kiến thức về ngữ âm tiếng Anh, có thể sử dụng trong giao tiếp với người bản ngữ và người nói tiếng Anh như ngoại ngữ; Trình bày được vốn từ vựng, ngữ pháp trong giao tiếp nói và viết tiếng Anh ở mức độ tương đối trôi chảy.

- Về kỹ năng: Nâng cao kỹ năng nghe hiểu các bài nói chuyện về các chủ đề phức tạp trong đời sống xã hội. Nội dung các bài luyện nghe chủ yếu mang tính chất học thuật và khoa học; Nghe hiểu các bài nói trực tiếp hoặc ghi âm về các chủ đề trong cuộc sống cá nhân, xã hội, học tập hay nghề nghiệp khi được diễn đạt rõ ràng và bằng giọng tiếng Anh chuẩn; hiểu được cơ bản khi người nói là người nước ngoài nói tiếng Anh như ngoại ngữ và nói rõ ràng; theo dõi được bài nói tương đối dài cũng như các lập luận khá phức tạp về các chủ đề quen thuộc khi bài nói có cấu trúc rõ ràng; giải thích được tương đối chính xác các ý chính trong các bài giảng, bài phát biểu, bài tường thuật và các dạng trình bày khác trong học thuật hay nghề nghiệp có sử dụng ngôn ngữ và ý tưởng phức tạp;

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kỹ năng nghe;Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này luyện cho sinh viên nghe được những câu dài gồm nhiều mệnh đề với các chủ đề khoa học, văn hóa, xã hội và với tốc độ nói nhanh hơn; tiếp tục luyện kỹ năng phân biệt các âm tiết được nhấn mạnh và các âm tiết rút ngắn; tiếp tục luyện kỹ năng nghe lấy ý chính và thông tin chi tiết; và tiếp tục luyện kỹ năng đoán thông tin theo ngữ cảnh. Sinh viên tập luyện thêm các kỹ thuật nghe ngoại ngữ đã được học trong các học phần Listening 1, 2, 3 như nghe lấy ý chính, nghe lấy chi tiết, dựa vào ngữ cảnh để đoán ý, v.v… Một mục đích khác của học phần là hướng dẫn sinh viên thực tập ghi chép trong khi luyện nghe để rèn kỹ năng ghi chép bài giảng bằng tiếng Anh. 

7.3.15. Advanced Listening 2 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Advanced listening 1

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận ra và phân tích và sử dụng được các nét ngữ âm tiếng Anh để có thể sử dụng trong giao tiếp với người bản ngữ và người nói tiếng Anh như ngoại ngữ, kiến thức về cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, văn bản; Hiểu rõ và có thể mô tả các nét văn hoá cơ bản khi sử dụng tiếng Anh trong các giao tiếp liên văn hoá một cách phù hợp.

- Về kỹ năng: Nhận biết được những bài nói dài về những chủ đề phức tạp và trừu tượng ngay cả khi cấu trúc bài nói không rõ ràng và mối quan hệ giữa các ý không tường minh; Mô tả được các cuộc trò chuyện sôi nổi giữa những người bản ngữ; Giả thích được các thông tin cụ thể nhất định từ các thông báo công cộng với âm thanh có nhiễu như ở nhà ga, sân bay; Có thể hiểu các thông tin kỹ thuật phức tạp như hướng dẫn vận hành, chi tiết kỹ thuật, các sản phẩm và dịch vụ quen thuộc;

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kỹ năng nghe;Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này giúp sinh viên tập luyện thêm các kỹ thuật nghe ngoại ngữ đã được học trong các học phần Advanced listening 1 và 2 với kỹ năng tương đương nghe hiểu trình độ B1 theo Khung tham chiếu Châu Âu dành cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh đã đạt mức năng lực tiếng Anh cao cấp. Chương trình này cung cấp cho sinh viên những kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng ngôn ngữ nghe ở trình độ cao cấp.

7.3.16. Advanced Listening 3 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Advanced listening 2

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận ra và phân tích và sử dụng được các nét ngữ âm tiếng Anh để có thể sử dụng trong giao tiếp với người bản ngữ và người nói tiếng Anh như ngoại ngữ, kiến thức về cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, văn bản; Hiểu rõ và có thể mô tả các nét văn hoá cơ bản khi sử dụng tiếng Anh trong các giao tiếp liên văn hoá một cách phù hợp.

- Về kỹ năng: Nhận biết được những bài nói dài về những chủ đề phức tạp và trừu tượng ngay cả khi cấu trúc bài nói không rõ ràng và mối quan hệ giữa các ý không tường minh; Mô tả được các cuộc trò chuyện sôi nổi giữa những người bản ngữ; Giả thích được các thông tin cụ thể nhất định từ các thông báo công cộng với âm thanh có nhiễu như ở nhà ga, sân bay; Có thể hiểu các thông tin kỹ thuật phức tạp như hướng dẫn vận hành, chi tiết kỹ thuật, các sản phẩm và dịch vụ quen thuộc; Định hình được kỹ năng lập kế hoạch học tập, tự học, tự tìm kiếm nguồn ngữ liệu học tập và luyện tập tiếng Anh phù hợp với sở thích, phong cách học tập của bản thân.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kỹ năng nghe;Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này giúp sinh viên tập luyện thêm các kỹ thuật nghe ngoại ngữ đã được học trong các học phần Advanced listening 1 và 2 với kỹ năng tương đương nghe hiểu trình độ B2 theo Khung tham chiếu Châu Âu dành cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh đã đạt mức năng lực tiếng Anh cao cấp. Chương trình này cung cấp cho sinh viên những kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng ngôn ngữ nghe ở trình độ cao cấp.

7.3.17. Speaking 1 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Listening 1

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Sử dụng được cách phát âm đúng hệ thống phụ âm và nguyên âm trong tiếng Anh; Nhận biết được về trọng âm trong các từ đa âm tiết và về ngữ điệu; Có đủ vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp để có thể sử dụng trong các tình huống giao tiếp ở mức độ cơ bản.

- Về kỹ năng: Thực hiện được kỹ năng nói ở mức độ cơ bản nhất, có khả năng nghe ghi lại các từ, ngữ được giới thiệu trong giáo trình, nghe hiểu câu đơn, hội thoại đơn giản, nắm được một số lượng từ vựng, câu đơn giản, mô phỏng tình huống giao tiếp thông thường trong đời sống sinh hoạt hàng ngày; có thể giao tiếp ở mức độ đơn giản với tốc độ nói chậm và rõ; Giao tiếp một cách tương đối dễ dàng trong những tình huống cố định và với những hội thoại ngắn về những chủ đề gần gũi, có thể cần đến sự giúp đỡ của người khác; hỏi và trả lời câu hỏi cũng như trao đổi ý kiến và thông tin về những chủ đề quen thuộc trong những tình huống giao tiếp quen thuộc hàng ngày như sở thích, gia đình, quê hương, nhà cửa.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có thái độ tích cực trong việc học và luyện tập tiếng Anh trong lớp học và ngoài lớp học và có thái độ ý thức học tập và rèn luyện đạt được hiệu quả cao trong học tập và công tác sau này.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản
nhất về phương pháp nói tiếng Anh, các bài luyện tập về âm, ghép câu giúp sinh viên có khả năng nhận biết và phân biệt chính xác phiên âm, qua đó có thể phát âm chuẩn xác. Thông qua bài tập mô phỏng hội thoại, sinh viên có thể thực hiện những câu giao tiếp đơn giản.

7.3.18. Speaking 2 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Listening 1

Mục tiêu môn học: 

Về kiến thức: Ghi nhớ và lặp lại được số lượng từ ngữ và cấu trúc câu ở mức độ phức tạp hơn so với học phần Listening 1.

Về kỹ năng: sinh viên có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh với mức độ tự tin nhất định trong các hoạt động thường ngày hay không thường ngày có liên quan đến sở thích và lĩnh vực chuyên môn cá nhân; trình bày có chuẩn bị trước một cách dễ dàng về một đề tài quen thuộc một cách rõ ràng và hầu như là dễ theo dõi, với các điểm chính được giải thích với độ chính xác phù hợp...

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kỹ năng nghe-nói; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp; Tích cực, chủ động tìm kiếm tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung môn học.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Speaking 2 (tương đương trình độ B1 theo Khung tham chiếu Châu Âu) dành cho sinh viên đã đạt mức năng lực tiếng Anh bậc 2. Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ở trình độ trung cấp và các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói). 

Ktees thúc học phần Speaking 2 sinh viên có thể trình bày, giải thích, lập luận, nêu quan điểm ở mức độ đơn giản với những chủ điểm tương đối rộng như thể thao, giải trí, giáo dục, kinh tế, văn hoá, hoc tập, công việc giao tiếp tương đối thành thạo bằng tiếng Anh.

7.3.19. Speaking 3 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Listening 2

Mục tiêu môn học: 

Về kiến thức: Thảo luận những vấn đề khoa học, văn hóa, xã hội; tóm tắt những câu chuyện, chương sách, bài báo hay báo cáo để trình bày và thảo luận trước lớp; Trình bày được vốn từ vựng, ngữ pháp trong giao tiếp nghe và nói tiếng Anh ở mức độ tương đối trôi chảy. 

- Về kỹ năng: Thực hiện được phương thức giao tiếp được về nhiều chủ đề, có lập luận và cấu trúc tương đối mạch lạc, kết nối giữa các ý trong trình bày, sử dụng ngôn từ tương đối trôi chảy, chính xác; Trình bày được ý nghĩa của một sự kiện hay trải nghiệm của cá nhân, giải thích và bảo vệ quan điểm của mình một cách rõ ràng bằng lập luận tương đối chặt chẽ và phù hợp; Mô tả tương đối rõ ràng, chi tiết về các chủ đề liên quan hoặc thuộc lĩnh vực quan tâm; Trình bày một cách rõ ràng những bài thuyết trình đã được chuẩn bị, nêu được lý do ủng hộ hay phản đối một quan điểm cụ thể, đưa ra những lợi thế và bất lợi của những lựa chọn khác nhau, sử dụng tương đối chính xác từ vựng, cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp tuy vẫn cần hỗ trợ lựa chọn từ ngữ phù hợp; có thể diễn đạt ý một cách tự tin, rõ ràng và lịch sự.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kỹ năng nói; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Chủ yếu hướng dẫn cho sinh viên làm các dạng bài tập như nghe đoạn văn, hội thoại để trả lời câu hỏi, chọn đáp án đúng, phán đoán đúng sai, điền từ vào chỗ trống... từ đó nâng cao kỹ năng tiếp nhận, xử lý thông tin, biểu đạt các chủ đề xoay quanh những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi hoàn thành các bài tập trong giáo trình, học sinh sẽ phát biểu ý kiến, thực hành thảo luận theo chủ đề, làm các bài tập theo hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên. Học phần Speaking 2 (tương đương trình độ B1+ và B2- theo Khung tham chiếu Châu Âu) dành cho sinh viên đã đạt mức năng lực tiếng Anh bậc 2+.

Chương trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng trình độ trung cấp và các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói) của trình độ trung cấp. Sinh viên có thể trình bày, giải thích, lập luận, nêu quan điểm ở mức độ tương đối trôi chảy với những chủ điểm giải trí, thể thao, môi trường, học tập đến những chủ đề tương đối rộng như môi trường, thể thao, giải trí, giáo dục, kinh tế, văn hoá, chủ động trong giao tiếp liên văn hoá.

7.3.20. Public Speaking (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Listening 3 và Speaking 3

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Học phần được thiết kế với mục tiêu nhận biết được vai trò, tầm quan trọng của việc xuất hiện và trình bày trước công chúng;Ghi nhớ các phương pháp để xây dựng sự tự tin, kiểm soát lo lắng; Liệt kê các bước / giai đoạn thực hiện một bài thuyết trình trước công chúng; Hiểu rõ các mảng kiến thức đặc thù về chuyên ngành về chính trị - ngoại giao, quan hệ công chúng – truyền thông.

- Về kỹ năng: Lựa chọn đề tài phù hợp với kiến thức chuyên ngành (IR & PR); Tìm kiếm, lựa chọn, tổng hợp, lưu trữ thông tin; Lập dàn ý, sắp xếp các ý theo trật tự; Viết thông tin vào slides; Sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giọng nói để thuyết phục người nghe.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tham gia các giờ giảng tại lớp theo quy định của Khoa, Trường. Làm bài tập theo yêu cầu; Học tập chăm chỉ, chuyên cần và chuyên nghiệp; Rèn luyện tinh thần cầu tiến trong học lý thuyết, siêng năng thực hành.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Nội dung học phần bao gồm việc chuẩn bị hình thành một bài viết hoàn chỉnh trước khi trình bày trước cử tọa; các kỹ thuật thu hút sự chú ý của cử tọa; việc sử dụng giọng nói, cử chỉ điệu bộ khi trình bày; lời khuyên của các diễn giả có kinh nghiệm và những điều một diễn giả nên biết để tránh; các thiết bị cần thiết. Từng sinh viên thực tập viết một bài thuyết trình theo đề tài tự chọn và trình bày bài viết của mình trước lớp. Cách thức thiết kế một bài thuyết trình hoàn thiện về mặt hình thức, súc tích, chặt chẽ về mặt nội dung, đáp ứng nhu cầu về thông tin của người nghe, và vận dụng tốt các kỹ thuật về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể để mang đến một bài thuyết trình thật sự gây chú ý và tạo ấn tượng tốt với người nghe.

7.3.21. Reading 1 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Listening 3 và Speaking 3

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận biết được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v...; Xác định được phần lớn các tình huống xảy ra khi đến khu vực, đất nước có sử dụng tiếng Anh; Thực hiện được những đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. 

- Về kỹ năng: Đọc hiểu các bài khóa đơn giản về các đề tài yêu thích hoặc liên quan đến chuyên môn; Đọc lướt các văn bản dài để xác định thông tin cần tìm, thu thập thông tin từ nhiều phần của một văn bản hay từ nhiều văn bản khác nhau.

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kỹ năng đọc; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này cung cấp cho sinh viên cách tìm ra ý chính của đoạn văn, có thể viết các loại văn bản khác nhau như CV, thư mời, quảng cáo, thông báo… từ các chủ đề như: thể thao, du lịch, động vật, thói quen ăn uống, chế độ ăn uống… Ngoài ra, còn có phần bài tập trả lời câu hỏi, giúp người học vừa luyện tập khẩu ngữ trả lời nhanh vừa luyện tập phản xạ xác định đúng nội dung cần trả lời. Phần bài đọc ngoại khóa là phần luyện tập nhằm củng cố kỹ năng đọc hiểu, nắm bắt nội dung chính trong khoảng thời gian đã đặt ra của bài đọc đồng thời trả lời nhanh chóng và chính xác các câu hỏi sau bài đọc.

7.3.22. Reading 2 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Reading 1

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận biết được một số từ vựng để đọc hiểu câu phức, câu ghép và một số thuật ngữ thường dùng của tiếng Anh.

- Về kỹ năng: Phân biệt, so sánh và đối chiếu được những thông tin phù hợp trong các tài liệu thường nhật như thư từ, sách báo; nhận biết được các ý chính được trình bày trong các bài báo đơn giản về các đề tài quen thuộc; Đọc và tìm ra ý chính của nhiều dạng văn bản khác nhau như thư từ, quảng cáo, thông báo, sách hướng dẫn…

Mô tả vắn tắt nội dung môn học:  Hướng dẫn sinh viên đọc những bài đọc ngắn về các chủ đề khoa học, văn hóa, xã hội; tiếp tục thực hành xử lý thông tin trong bài đọc qua các dạng bài tập khác nhau; cung cấp kiến thức và thực hành về kỹ thuật đọc skimming và scanning; thực tập đoán nghĩa từ mới trong ngữ cảnh; và tăng cường vốn từ vựng về các vấn đề khoa học, văn hóa, xã hội.

7.3.23. Reading 3 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Reading 2

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận biết được một số từ vựng để đọc hiểu câu phức, câu ghép và một số thuật ngữ thường dùng của tiếng Anh.

- Về kỹ năng: Phân biệt, so sánh và đối chiếu được những thông tin phù hợp trong các tài liệu thường nhật như thư từ, sách báo; nhận biết được các ý chính được trình bày trong các bài báo đơn giản về các đề tài quen thuộc; Đọc và tìm ra ý chính của nhiều dạng văn bản khác nhau như thư từ, quảng cáo, thông báo, sách hướng dẫn…

Mô tả vắn tắt nội dung môn học:  Hướng dẫn sinh viên đọc những bài đọc ngắn về các chủ đề khoa học, văn hóa, xã hội; tiếp tục thực hành xử lý thông tin trong bài đọc qua các dạng bài tập khác nhau; cung cấp kiến thức và thực hành về kỹ thuật đọc skimming và scanning; thực tập đoán nghĩa từ mới trong ngữ cảnh; và tăng cường vốn từ vựng về các vấn đề khoa học, văn hóa, xã hội.

7.3.24. Advanced Reading 1 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Reading 3

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Sử dụng kiến thức về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp sử dụng
trong văn viết ở trình độ cao cấp.

- Về kỹ năng: Thực hiện đọc hiểu đa dạng như đọc lướt, đọc mục lục, đề mục,
đọc bình luận, phân tích...

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kỹ năng đọc-viết; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp; Tích cực, chủ động tìm kiếm tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung môn học.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Advanced reading 1 bao gồm những kỹ năng như: đoán từ, tìm hiểu ý nghĩa của câu, đoạn văn, hiểu khái quát đại ý bài văn, nắm bắt được từ khóa, dự đoán, hiểu rộng hơn, đọc hiểu tổ hợp ...; Nâng cao kỹ năng và tốc độ đọc cho sinh viên; giúp sinh viên đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh có cấu trúc ngữ pháp phức tạp và mức độ từ vựng cao. Đa số các bài luyện đọc trong học phần này có tính chất gần với các tài liệu thực trong đời sống xã hội. Một số bài đọc là các tài liệu đích thực không được đơn giản hóa. Trong học phần này sinh viên được học cách tìm ra ý chính của đoạn văn, có thể viết các loại văn bản khác nhau như CV, thư mời, quảng cáo, thông báo… từ các tạp chí, nhật báo tiếng Anh.

7.3.25. Advanced Reading 2 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Advanced Reading 1

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận biết và phân tích và sử dụng được các nét ngữ âm tiếng Anh để có thể sử dụng trong giao tiếp với người bản ngữ và người nói tiếng Anh như ngoại ngữ, kiến thức về cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, văn bản;

 - Về kỹ năng: Đọc hiểu được các chi tiết các văn bản dài, phức tạp, kể cả các văn bản không thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, với điều kiện được đọc lại các đoạn khó; Giải thích tường tận nhiều loại văn bản dài, phức tạp thường gặp trong đời sống xã hội, trong môi trường công việc hay học thuật, xác định được các chi tiết tinh tế như thái độ hay ý kiến ẩn ý hoặc rõ ràng.

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Xác định được tầm quan trọng của môn học; Xây dựng tính tích cực học tập và tự học, tự tìm tòi tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh, từ đó hình thành ý thức thường xuyên trao đổi chuyên môn bằng Tiếng Anh; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, làm việc và nộp bài đúng hạn; Phát huy tối đa khả năng sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trên lớp cũng như ở nhà; Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), chủ yếu tập trung vào các kỹ năng đọc hiểu và viết các loại bài luận ở trình độ cao cấp với những chủ điểm: mua sắm, sức khỏe, đọc sách và kỹ năng đọc sách, du lịch, học ngoại ngữ, nghiên cứu, công việc, du lịch, giải trí; Học phần giúp sinh viên luyện tập các kỹ năng đọc hiểu như đoán dựa trên tiêu đề, chủ đề, xác định từ khóa để hiểu ý chính, hàm ý, các chi tiết trong các đoạn văn, các báo cáo, các bài báo trên tạp chí … Bên cạnh việc đọc phân tích học phần giúp sinh viên diễn đạt ý kiến qua các bài luận, phát triển ý tưởng theo cách đưa ý kiến tranh luận, bình luận, so sánh, đối chứng.

7.3.26. Writing 1 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Advanced Reading 2

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Thực hiện được cách diễn đạt các ý chính của một đoạn văn, một thông báo hay một quảng cáo, thư mời, sách hướng dẫn; Sử dụng các cách liên kết các ý tưởng trong câu; Viết được một thông báo, thư mời, thư quảng cáo, CV…

-Về kỹ năng: Thực hiện được cách viết thư cá nhân, email đơn giản; viết các tin nhắn đơn giản; viết các cụm từ, các câu đơn giản sử dụng những từ nối như “and”, “but” và “because”; viết về những chủ đề quen thuộc, gần gũi như tả người, nơi chốn, công việc, chuyến đi, sự kiện hay học tập.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kỹ năng đọc-viết; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp; Tích cực, chủ động tìm kiếm tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung môn học.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trang bị cho sinh viên khái niệm viết câu đúng gồm 6 nội dung lớn: cấu trúc câu, đoạn văn miêu tả, đoạn văn nêu ví dụ, đoạn văn miêu tả một quá trình hay một công đoạn, đoạn văn bày tỏ quan điểm và đoạn văn trần thuật. Sinh viên được cung cấp từ vựng, cụm từ, các loại câu mẫu thường được dùng trong các loại bài viết và các bài viết mẫu.

7.3.27. Writing 2 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Writing 1

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Trình bày được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v...; xử lý được phần lớn các tình huống xảy ra khi đến khu vực, đất nước có sử dụng tiếng Anh; viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm.

- Về kỹ năng: viết được bài miêu tả chi tiết về đề tài yêu thích, viết tường thuật về những trải nghiệm, miêu tả sự kiện, chuyến đi, viết các bài luận ngắn; tóm tắt, báo cáo và nêu ý kiến về các sự kiện quan tâm; viết thư, email hay ghi chú cá nhân...

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kỹ năng viết; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp; Tích cực, chủ động tìm kiếm tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung môn học.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng cơ bản và các kỹ năng ngôn ngữ với những chủ điểm trong cuộc sống hàng ngày và môi trường xung quanh. Học phần này tương đương trình độ A2 theo Khung tham chiếu Châu Âu dành cho sinh viên đã đạt mức năng lực tiếng Anh bậc 3.

7.3.28. Writing 3 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Writing 2

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Tiếp tục trang bị cho sinh viên kỹ năng viết câu đúng khi viết luận. Nội dung gồm: Luyện tập thêm các kỹ thuật viết câu kép và câu phức hợp; Luyện tập thêm cách sắp xếp ý tưởng theo lôgic; Những lỗi ngữ pháp và cấu trúc cần tránh trong việc viết văn; Sử dụng đúng từ ngữ theo các tình huống trang trọng, thân mật, trung tính; Luyện tập viết bài luận ngắn theo các chủ đề phức tạp hơn. 

- Kỹ năng: viết được thư, email, hướng dẫn hay ghi chú cá nhân, viết được bài báo cáo về một sự kiện.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kỹ năng viết; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp; 

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng cơ bản và các kỹ năng ngôn ngữ với những chủ điểm trong cuộc sống hàng ngày và môi trường xung quanh. Học phần này tương đương trình độ B1 theo Khung tham chiếu Châu Âu dành cho sinh viên đã đạt mức năng lực tiếng Anh bậc 3.

7.3.29. Writing 4 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Writing 3

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận biết và phân tích và sử dụng được các nét ngữ âm tiếng Anh để có thể sử dụng trong giao tiếp với người bản ngữ và người nói tiếng Anh như ngoại ngữ, kiến thức về cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, văn bản;

- Kỹ năng: Có thể viết bài chi tiết, rõ ràng, bố cục chặt chẽ về các chủ đề phức tạp, làm nổi bật những ý quan trọng, mở rộng lập luận và quan điểm hỗ trợ cho bài viết với các bằng chứng, ví dụ cụ thể và tóm tắt dẫn đến kết luận phù hợp; Có thể viết những bài bình luận rõ ràng, cấu trúc chặt chẽ về những chủ đề phức tạp, nhấn mạnh những điểm quan trọng nổi bật có liên quan; Có thể viết triển khai ý và bảo vệ quan điểm của mình với độ dài nhất định, với các ý kiến, lập luận và các minh chứng cụ thể; Có thể lựa chọn cách trình bày phù hợp từ một vốn từ rộng để diễn đạt bản thân một cách rõ ràng mà không có dấu hiệu về sự giới hạn điều người viết muốn diễn đạt;

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Xác định được tầm quan trọng của môn học; Xây dựng tính tích cực học tập và tự học, tự tìm tòi tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh, từ đó hình thành ý thức thường xuyên trao đổi chuyên môn bằng Tiếng Anh; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, làm việc và nộp bài đúng hạn

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), chủ yếu tập trung vào các kỹ năng đọc hiểu và viết các loại bài luận ở trình độ cao cấp với những chủ điểm: mua sắm, sức khỏe, đọc sách và kỹ năng đọc sách, du lịch, học ngoại ngữ, nghiên cứu, công việc, du lịch, giải trí; 

Học phần còn giúp sinh viên luyện tập các kỹ năng đọc hiểu như đoán dựa trên tiêu đề, chủ đề, xác định từ khóa để hiểu ý chính, hàm ý, các chi tiết trong các đoạn văn, các báo cáo, các bài báo trên tạp chí … 

Bên cạnh việc đọc phân tích học phần giúp sinh viên diễn đạt ý kiến qua các bài luận, phát triển ý tưởng theo cách đưa ý kiến tranh luận, bình luận, so sánh, đối chứng.

7.3.30. Essay Writing 1 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Writing 4

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Môt tả được cấu trúc và đặc điểm của văn bản học thuật (critical review, assignment, thesis); Xcs định được những yêu cầu viết một số văn bản học thuật bằng tiếng Anh (critical review, assignment, thesis); Thực hiện được những kỹ thuật tìm kiếm, tổng hợp, đánh giá và phân tích các nguồn tài liệu học thuật phục vụ cho mục đích nghiên cứu và phát triển chuyên môn.

- Về kỹ năng: Thực hiện viết một đọan văn tiếng Anh hoàn chỉnh. Sinh viên được hướng dẫn về: các kỹ thuật tìm ý, sàng lọc ý, và sắp xếp ý; cách trình bày bố cục một đoạn văn; cách viết câu chủ đề và các câu hỗ trợ ý; cách dùng các từ và cụm từ chuyển ý; và các kỹ thuật triển khai các loại đoạn văn khác nhau.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Hợp tác, chia sẻ và tin tưởng với giảng viên và học viên trong lớp, yêu thích đối với môn học; Nghiêm túc trong khoa học khi trích dẫn, sử dụng những văn bản khoa học; Chủ động khi tham gia các nội dung môn học.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), chủ yếu tập trung vào các kỹ năng đọc hiểu và viết các loại bài luận ở trình độ cao cấp với những chủ điểm: mua sắm, sức khỏe, đọc sách và kỹ năng đọc sách, du lịch, học ngoại ngữ, nghiên cứu, công việc, du lịch, giải trí; 

7.3.31. Essay Writing 2 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Essay Writing 1

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Có kiến thức về các chiến thuật đọc hiểu như đoán nghĩa của từ qua ngữ cảnh, đọc lấy ý chính, đọc lấy ý chi tiết; Có kiến thức về viết đoạn và viết luận để miêu tả, cho ý kiến và tranh luận, để trình bày nguyên nhân và ảnh hưởng của một vấn đề quan tâm; Có kiến thức về từ vựng và ngữ pháp ở trình độ B2

- Về kỹ năng: Vận dụng kỹ năng lý thuyết về phương pháp đọc hiểu văn bản; Chứng minh được kỹ năng viết đoạn và viết luận; Liên hệcacs kiến thứcvề tự vựng và ngữ pháp trong Essay writing 2; Xây dựng và phát triển kỹ năng làm việc theo đôi hoặc/và nhóm; Xây dựng và phát triển kỹ năng tự học thông qua các bài tập đọc và viết bài ngoài lớp học.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tham gia vào các hoạt động trong lớp học; Hợp tác tốt với bạn trong lúc làm việc theo đôi hoặc/và nhóm; Có ý thức cao về tự học, chủ động lên kế hoạch phát triển kiến thức và kỹ năng viết, luôn cập nhật thông tin và kiến thức về chuyên ngành của mình.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Cung cấp cho sinh viên cơ hội để học và thực hành các kỹ năng đọc hiểu được sử dụng trong hầu hết các tình huống giao tiếp xã hội và kỹ năng viết đoạn, viết luận. Mở rộng vốn từ vựng cho sinh viên về các chủ đề thuộc phạm vi môn học. Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết một bài luận văn tiếng Anh hoàn chỉnh. Sinh viên được hướng dẫn về các kỹ thuật viết đoạn nhập đề, kết hợp các đoạn thân bài, và viết đoạn kết luận. Sinh viên cũng được hướng dẫn về các phương pháp triển khai khác nhau đối với các loại luận văn khác nhau.

7.3.32. Refining Composition Skills (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Essay Writing 2

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Phát triển kiến thức và kỹ năng viết bài luận ở mức độ nâng cao. Hoàn thiện kỹ năng viết bài luận cho sinh viên trước khi tốt nghiệp. Sinh viên sẽ củng cố lại lý thuyết cách viết một bài luận văn thuộc các thể loại khác nhau; Nhận biết được một bài luận học thuật (an academic essay) theo đúng những yêu cầu về nội dung và phong cách học thuật; Đặt câu hỏi để thu thập thông tin và sử dụng thông tin cho việc hỗ trợ các lập luận học thuật trong bài luận; 

- Về kỹ năng: Xác định được cách viết lại và tóm tắt (paraphrase and summarise) những đoạn văn dài của tác giả khác bằng từ ngữ của chính mình; Diễn giải lại một số trích dẫn từ các nguồn tài liệu được sử dụng trong một bài luận học thuật; Sử dụng phong cách viết (writing style) phù hợp cho một bài luận học thuật.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tham gia vào các hoạt động trong lớp học; Hợp tác tốt với bạn trong lúc làm việc theo đôi hoặc/và nhóm; Có ý thức cao về tự học, chủ động lên kế hoạch phát triển kiến thức và kỹ năng viết, luôn cập nhật thông tin và kiến thức về chuyên ngành của mình.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Hoàn chỉnh cho sinh viên kiến thức và kỹ năng viết bài luận theo phong cách học thuật (academic writing), bao gồm việc xác lập đề tài, dàn ý, viết đoạn nhập đề, thân bài, kết luận, và việc kết nối ý tưởng giữa các đoạn văn trong bài luận văn. Học phần này nâng cao nhận thức của sinh viên về những yêu cầu cơ bản và quy định chặt chẽ của một bài luận viết theo phong cách học thuật. Đồng thời, học phần cũng giúp sinh viên biết cách tự nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh trong đời sống công việc sau khi tốt nghiệp.

7.3.33. Grammar 1 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Không

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Củng cố cho sinh viên khối kiến thức ngữ pháp cơ bản trong các chương trình tiếng Anh đã học; Nâng cao và dạy mới kiến thức ngữ pháp; Hệ thống hóa toàn bộ khối kiến thức ngữ pháp tiếng Anh, tạo nền tảng vững chắc giúp sinh viên học tốt chương trình tiếng Anh cơ bản và môn Ngữ pháp 2

- Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo và tự tin các hiện tượng ngữ pháp cơ bản và nâng cao, đặc biệt là trong nói và viết; Phát triển kỹ năng làm việc độc lập và tự học; Thực hiện được việc nâng cao trình độ đọc hiểu văn bản tiếng Anh do đã hiểu sâu những sắc thái tinh tế trong các cấu trúc ngữ pháp khác nhau. SV có ý thức và biết tự đánh giá những điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân mình trong việc nghiên cứu tìm tòi về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận thức được tầm quan trọng của môn học; Phát huy khả năng sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trên lớp cũng như bên ngoài; Có tinh thần xây dựng và tham gia tích cực các hoạt động trên lớp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh và khả năng sử dụng các điểm ngữ pháp khác nhau để diễn đạt ý tưởng. Học phần này chú trọng tìm hiểu các thành phần trong cấu trúc câu cơ bản cũng như quan niệm ngữ nghĩa về thời gian và không gian. 

7.3.34. Grammar 2 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Grammar 1

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Trang bị những kiến thức cao hơn về ngữ pháp gồm các tình
huống sử dụng những yếu tố trong cấu trúc câu phức tạp hơn như các thì hiện tại, quá
khứ, vị lại, điều kiện cách, mạo từ, tính từ, trạng từ, các thể so sánh, danh động từ, động
từ nguyên mẫu, v.v... 

- Về kỹ năng: Xác định và sử dụng đúng những điểm ngữ pháp vừa nêu trong các hoạt động nói và viết tiếng Anh của mình. Đồng thời, tiếp tục được nâng cao trình độ đọc hiểu văn bản tiếng Anh do đã hiểu sâu những sắc thái tinh tế trong các cấu trúc ngữ pháp khác nhau. 

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Khuyến khích sinh viên tự đánh giá chính xác những điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân mình trong việc nghiên cứu tìm tòi về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh; Tích cực tham gia vào các hoạt động trong lớp học; Hợp tác tốt với bạn trong lúc làm việc theo đôi hoặc/và nhóm; Có ý thức cao về tự học, chủ động lên kế hoạch phát triển kiến thức và kỹ năng viết, luôn cập nhật thông tin và kiến thức về chuyên ngành của mình.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh và khả năng sử dụng các điểm ngữ pháp khác nhau để diễn đạt ý tưởng. Học phần này tiếp tục chú trọng tìm hiểu các thành phần trong cấu trúc câu cơ bản cũng như quan niệm ngữ nghĩa về thời gian và không gian; Hỗ trợ sinh viên hoàn thiện các kỹ năng sử dụng tiếng Anh của mình thông qua các bài tập ngữ pháp theo các chủ đề trong giáo trình.

7.3.35. Grammar 3 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Grammar 2

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Trang bị những kiến thức nâng cao về ngữ pháp gồm các tình huống sử dụng những yếu tố trong cấu trúc câu phức tạp. Hỗ trợ sinh viên nâng cao kiến thức và sử dụng nhuần nhuyễn các thì hiện tại, quá khứ, vị lại, điều kiện cách, cấu trúc câu bị động, các loại mạo từ, v.v…, học phần phân tích sâu cấu trúc câu tường thuật
và các loại mệnh đề như mệnh đề quan hệ, mệnh đề bổ nghĩa với chức năng tương
đương danh từ, v.v... 

- Về kỹ năng: sử dụng đúng những điểm ngữ pháp vừa nêu trong các hoạt động nói và viết tiếng Anh của mình; Thực hiện được việc tự nâng cao trình độ đọc hiểu văn bản tiếng Anh với những sắc thái tinh tế trong các cấu trúc ngữ pháp phức tạp. SV cũng được tiếp tục khuyến khích nhận thức rõ về những điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân mình trong việc nghiên cứu tìm tòi về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh. 

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Khuyến khích sinh viên tự đánh giá chính xác những điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân mình trong việc nghiên cứu tìm tòi về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh; Tích cực tham gia vào các hoạt động trong lớp học; Hợp tác tốt với bạn trong lúc làm việc theo đôi hoặc/và nhóm; Có ý thức cao về tự học, chủ động lên kế hoạch phát triển kiến thức và kỹ năng viết, luôn cập nhật thông tin và kiến thức về chuyên ngành của mình.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Tiếp tục trang bị cho sinh viên kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh và khả năng sử dụng các điểm ngữ pháp khác nhau để diễn đạt ý tưởng. Trọng tâm của học phần này là các thành phần trong cấu trúc câu phức tạp, thảo luận những chủ đề ngữ pháp đã được đề cập trong học phần Grammar 2 nhưng ở cấp độ cao hơn. Sinh viên thực hành đặt câu theo những cấu trúc phức tạp này. Học phần còn cho phép về thời gian, môn học sẽ tập trung vào các vấn đề cơ bản bao gồm từ - cụm từ và bổ tố của từ (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ…), chức năng cú pháp và chức năng ngữ nghĩa của từ , mệnh đề và các thành phần của mệnh đề, các chức năng ngữ nghĩa của mệnh đề, câu đơn, câu phức, câu ghép

7.3.35. English Pronunciation (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Không

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Ghi nhớ và lặp lại kiến thức cơ bản về về hệ thống nguyên âm phiên âm Tiếng Anh và kiến thức về bộ máy phát âm, từ đó vận dụng vào thực tế để luyện tập, hoàn thiện phát âm chuẩn, nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh; Phân biệt rõ và phát âm đúng các âm tiếng Anh có những đặc điểm âm vị học gần nhau như /s/ và /z/, /t/ và /d/, /k/ và /g/, v.v…; Thực hiện  được đặc tính âm vị học của các âm tiếng Anh; Thực hiện được hành phát âm từ vựng mới và thực hành phiên âm từ vựng, sử dụng hệ thống phiên âm quốc tế IPA.  

- Về kỹ năng: Thực hành phát âm từ vựng mới và thực hành phiên âm từ vựng sử dụng hệ thống phiên âm quốc tế IPA, SV sẽ có khả năng tự phát âm đúng dựa trên phiên âm quốc tế của từ vựng tiếng Anh. Đồng thời, SV sẽ phát âm tiếng Anh chuẩn xác hơn nhờ ý thức được những dị biệt tế nhị giữa các âm có đặc điểm ngữ âm gần nhau.

   - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Khuyến khích sinh viên tự đánh giá chính xác những điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân mình trong việc nghiên cứu tìm tòi về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh; Tích cực tham gia vào các hoạt động trong lớp học; Hợp tác tốt với bạn trong lúc làm việc theo đôi hoặc/và nhóm; Có ý thức cao về tự học, chủ động lên kế hoạch phát triển kiến thức và kỹ năng viết, luôn cập nhật thông tin và kiến thức về chuyên ngành của mình.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Nội dung học phần gồm nhiều chương, và mỗi chương đều có phần lý thuyết cơ bản, bài tập củng cố lý thuyết và bài tập mở rộng ra các tình huống thực tế. Các bài tập được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp trong ngữ cảnh học thuật, thương mại và chuyên ngành và người học có thể sử dụng để luyện tập độc lập. Sử dụng cùng bài chính khóa để tạo thêm sự phong phú, linh hoạt trong quá trình học; Thực hiện các bài tập luyện phát âm từ các tài  liệu tham khảo, đĩa hình, đĩa tiếng để có thể tự học. Đây là một trong các học phần thuộc phần Kiến thức ngành.

7.3.36. English Phonetics and Phonology (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Không

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận định rõ hơn về các cơ quan phát âm, các quy tắc và hệ thống phân loại các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh; Phân biệt được các đặc điểm phát âm của các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh dựa trên hệ thống phân loại.

- Về kỹ năng: Cải thiện cách phát âm, giúp cho kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình tự tin và hiệu quả hơn; Có kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Xác định được tầm quan trọng của môn học; Xây dựng tính tích cực học tập và tự học, tự tìm tòi tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh, từ đó hình thành ý thức thường xuyên trao đổi chuyên môn bằng Tiếng Anh; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, làm việc và nộp bài đúng hạn; Phát huy tối đa khả năng sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trên lớp cũng như ở nhà; Tự giác trong học tập và trung thực trong thi cử.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: cung cấp các kiến thức cơ bản về ngữ âm học và âm vị học tiếng anh, bao gồm các nội dung về phụ âm và nguyên âm (consonants/vowels), nguyên âm đôi và nguyên âm ba (dipthongs/tripthongs); âm vị (phonemes); các quy tắc ngữ âm học (phonological rules); âm tiết (syllables); trọng âm, thanh điệu và cao độ (stress/tone, một số quy luật phát âm và phiên âm, các vấn đề trong âm vị, các khía cạnh của lời nói, ngữ điệu và chức năng của ngữ điệu, các bài tập thực hành đi kèm.

7.3.37. English Morphology (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: English Phonetics and Phonology

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận biết được hình vị tiếng Anh (English morphemes); Nhận biết được hệ thống từ loiaj tiếng Anh (parts of speech); Giải thích được hệ thống các phương thức cấu tạo từ tiếng Anh.

- Về kỹ năng: Vận dụng được kiến thức đã học trong học phần để phục vụ nhu cầu giao tiếp, làm việc và giảng dạy tiếng Anh; Vận dụng được kiến thức đã học trong học phần để tự nâng cao kiến thức của mình.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, làm việc và nộp bài đúng hạn; Phát huy tối đa khả năng sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trên lớp cũng như ở nhà; Khách quan, cẩn trọng, đa chiều trong suy luận, phân tích, đánh giá một lý thuyết nhận định về tiếng Anh.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Giúp sinh viên hiểu một cách có hệ thống những khái niệm cơ bản trong hình vị học như morpheme, free morpheme, bound morpheme, inflection, derivation, prefix, suffix, affixation, compounding, conversion, back formation, clipping, vân vân. Học phần cũng giới thiệu cho sinh viên về các kiểu phân tích cấu trúc từ vựng tiếng Anh. Đây là một trong các học phần thuộc lĩnh vực chuyên môn ngôn ngữ học trong chương trình đào tạo.

7.3.38. English Syntax (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: English Morphology

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận định được các khái niệm căn bản về cú pháp:thành tố (constituent), từ loại (word class), cụm từ (phrases), mệnh đề (clauses) và câu (sentences); Diễn giải được cách thể hiện cấu trúc câu tiếng Anh qua việc vẽ sơ đồ hình cây (tree diagram).

- Về kỹ năng: Phân tích các cấp độ cấu trúc cụm từ (phrases), mệnh đề (clauses), câu (sentences) của tiếng Anh; So sánh và đối chiếu các cấp độ cấu trúc này qua việc vẽ các sơ đồ hình cây từ đơn giản đến phức tạp.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, làm việc và nộp bài đúng hạn; Phát huy tối đa khả năng sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trên lớp cũng như ở nhà;

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Cú pháp học giúp sinh viên hiểu thấu đáo các loại từ, các loại cụm từ, chức năng của các loại cụm từ, cấu trúc câu và các loại câu. Sinh viên thực hành phân tích cấu trúc câu và vẽ sơ đồ cấu trúc câu. Môn này còn giúp sinh viên nắm được những điểm tế nhị trong cú pháp tiếng Anh và nâng cao trình độ diễn đạt tiếng Anh của mình.

7.3.38. English Semantics (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: English Syntax

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Khái quát được hệ thống ngữ nghĩa tiếng Anh, quan hệ ngữ nghĩa của từ, câu, và phát ngôn; Vận dụng các loại ngữ nghĩa của từ và câu trong văn bản thực tế; Sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và sinh động.

- Về kỹ năng: Vận dụng được ngôn ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp; nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong các hoạt động học tập; Có khả năng soạn hoàn chỉnh một văn bản tiếng Anh cơ bản.

- Về năng lực tự chủ và thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của môn học; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp; Xây dựng và phát huy tinh thần tự học thông qua sách và các nguồn ngữ liệu học tập và luyện tập tiếng Anh nói chung và các hoạt động thực hành phân tích ngữ nghĩa.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về ngữ nghĩa học bao gồm kiến thức về nghĩa và các phương pháp nghiên cứu ngữ nghĩa học, để giúp sinh viên có một kiến thức nhất định trong việc giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ. Khi học học phần này, sinh viên nắm được khái niệm cơ bản về nghĩa, phương pháp phân tích thành tố nghĩa, các cách nhìn truyền thống về ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp cũng như các kiến giải truyền thống về hiện tượng đa nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm, v.v…

7.3.40. Special Topics in the History of Great Britain (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: English Phonetics and Phonology; English Morphology; English Syntax; English Semantics

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Mô tả và giải thích cơ bản về lịch sử, đất nước, con người, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật của Vương Quốc Liên hiệp Anh.

- Về kỹ năng: Giải thích được những tài liệu bằng tiếng Anh về lịch sử của Vương Quốc Liên hiệp Anh; Thảo luận và thuyết trình một chủ đề  lịch sử có liên quan đến Vương Quốc Liên hiệp Anh.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Xác định được tầm quan trọng của môn học; Xây dựng tính tích cực học tập và tự học, tự tìm tòi tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh, từ đó hình thành ý thức thường xuyên trao đổi chuyên môn bằng tiếng Anh; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, làm việc và nộp bài đúng hạn

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần giới thiệu khái quát các thời kỳ lịch sử quan trọng của Anh Quốc, chủ yếu cung cấp cho sinh viên thông tin về những sự kiện lịch sử đáng chú ý trong lịch sử của quốc gia này.  Học phần còn có mục đích cung cấp cho sinh viên khối lượng từ vựng tiếng Anh phục vụ việc diễn đạt các sự kiện lịch sử và các vấn đề kinh tế, xã hội, v.v… Đồng thời, học phần cũng giúp sinh viên hiểu sâu hơn những tác phẩm văn học thuộc những thời kỳ có liên quan. 

7.3.41. Special Topics in the History of the United States (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: English Phonetics and Phonology; English Morphology; English Syntax; English Semantics; History of Great Britain 

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Mô tả và giải thích cơ bản về lịch sử, đất nước, con người, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật của Liên bang hiệp chúng quốc Hoa kỳ.

- Về kỹ năng: Giải thích được những tài liệu bằng tiếng Anh về lịch sử của nước Mỹ; Thảo luận và thuyết trình một chủ đề lịch sử có liên quan đến Hoa kỳ.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Xác định được tầm quan trọng của môn học; Xây dựng tính tích cực học tập và tự học, tự tìm tòi tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh, từ đó hình thành ý thức thường xuyên trao đổi chuyên môn bằng tiếng Anh; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, làm việc và nộp bài đúng hạn

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần giới thiệu khái quát các thời kỳ lịch sử quan trọng của Hoa Kỳ, chủ yếu cung cấp cho sinh viên thông tin về những sự kiện lịch sử đáng chú ý trong lịch sử của quốc gia này. Học phần còn có mục đích cung cấp cho sinh viên khối lượng từ vựng tiếng Anh phục vụ việc diễn đạt các sự kiện lịch sử và các vấn đề kinh tế, xã hội, v.v. Đồng thời, học phần cũng giúp SV hiểu sâu hơn những tác phẩm văn học thuộc những thời kỳ có liên quan trong văn học sử Hoa Kỳ. 

7.3.42. British Culture and Society (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: History of Great Britain; History of United States

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận biết và mô tả cơ bản về nền văn minh, văn hoá Anh theo tiến trình phát triển lịch sử và xã hội tại UK; Phân biệt được những đặc điểm nổi bật tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống của các quốc gia thuộc Liên hiệp Anh như: nước Anh, Scotland, Northern Ireland và Wales; So sánh được những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hóa UK –Việt

- Về kỹ năng: Vận dụng linh hoạt những kiến thức này trong nghiệp vụ biên phiên dịch và giãng dạy tiếng Anh; Tranh luận, đánh giá và trau dồi khả năng tư duy và phân tích cái hay cái đẹp giữa các nền văn hóa; Lựa chọn thông tin, sắp xếp nội dung để thuyết trình một đề tài về văn hóa Anh.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Yêu thích , giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa; Rút ra những bài học luân lý và đạo đức

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về nền văn minhvăn hoá Anh theo tiến trình lịch sử, những đặc điểm nổi bật tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống làm nền tảng trong việc biên phiên dịch và giãng dạy tiếng anh cụ thể qua các chủ đề: Đặc điểm địa lý của nước Anh với những ảnh hưởng tác động lên việc hình thành lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ của người Anh; Cơ cấu tổ chức chính quyền, Hoàng gia và Quốc hội Anh; Hệ thống giáo dục Anh; Mạng lưới truyền thông, báo chí; Hệ thống an sinh xã hội; Các môn thể thao, lễ hội, phong tục tập quán và Ẩm thực nước Anh.

7.3.43. American Culture and Society (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: History of Great Britain; History of United States; British Culture and Society

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận biết được cơ bản về nền văn minh, văn hoá Mỹ theo tiến trình lịch sử hình thành Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ; Xác định và giải thích được những đặc điểm nổi bật về địa lý, kinh tế, giáo dục, tín ngưỡng, lễ hội, sự đa dạng sắc tộc tạo nên phong cách Mỹ.

- Về kỹ năng: Giải thích, phân tích, đánh giá, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến văn hoá - xã hội Mỹ; So sánh và đối chiếu văn hoá Mỹ với văn hoá, văn minh dân tộc Việt Nam; Làm việc độc lập, làm việc nhóm và thuyết trình

- Về thái độ: Có tinh thần học hỏi chọn lọc cái hay, cái đẹp của nền văn minh văn hoá Mỹ; Yêu quý, giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam. 

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Cung cấp kiến thức cơ bản về một số khía cạnh trong văn hóa và xã hội Hoa Kỳ, như giáo dục, gia đình, tổ chức hành chánh, lao động, các ngày lễ, giải trí, thể thao, v.v…; Giúp sinh viên tích lũy vốn từ vựng tiếng Anh liên quan đến các lãnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội, v.v…; Nâng cao kỹ năng đọc hiểu và diễn đạt về những vấn đề trên. Sinh viên phải tham dự tích cực các buổi thuyết trình và thảo luận tại lớp về các mặt sinh hoạt của xã hội Hoa Kỳ. 

7.3.44. British Literature (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: History of Great Britain; History of United States; British Culture and Society; American Culture and Society

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận biết các thuật ngữ văn học Anh để đọc hiểu và phân tích môt tác phẩm văn học Anh; Vận dụng từ vựng để phát triển về các kỹ năng về ngôn ngữ Anh ở mức độ nâng cao; Ghi nhớ được những kiến thức cơ bản về văn học Anh bao gồm bối cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội. 

- Về kỹ năng: Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong tác phẩm, cảm thụ  văn học và đánh giá tác phẩm; Lập luận và liên hệ đề tài hay ý tưởng trong tác phẩm với trải nghiệm bản thân hoặc với các vấn đề xã hội; Phân tích và so sánh hiểu biết về văn hóa Việt – Anh thông qua các tác phẩm văn học; Hỗ trợ các kỹ năng giao tiếp, tư duy phê phán, kỹ năng làm việc nhóm hoặc độc lập.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Yêu thích, giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa; Rút ra những bài học luân lý và đạo đức

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần giới thiệu sơ lược các thời kỳ văn học sử Anh Quốc với trọng tâm đặt vào những mốc chính và các trào lưu lớn trong nền văn chương ở nước này;  Giúp sinh viên phân tích một số tác phẩm văn chương (văn xuôi, thơ, và kịch) của những tác giả nổi tiếng (như William Shakespeare, William Wordsworth, Charlotte Brontë, William Makepeace Thackeray, William Butler Yeats, Graham Greene, William Somerset Maugham); Giúp sinh viên hiểu các thủ thuật thường dùng của một số nhà văn Anh tiêu biểu để nâng cao khả năng thưởng ngoạn văn chương của mình. 

7.3.45. American Literature (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: History of Great Britain; History of United States; British Culture and Society; American Culture and Society; American Literature

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Nhận biết các thuật ngữ văn học Anh để đọc hiểu và phân tích môt tác phẩm văn học Mỹ; Vận dụng từ vựng để phát triển về các kỹ năng về ngôn ngữ Anh ở mức độ nâng cao; Ghi nhớ được những kiến thức cơ bản về văn học Mỹ bao gồm bối cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội. 

- Về kỹ năng: Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong tác phẩm, cảm thụ  văn học và đánh giá tác phẩm; Lập luận và liên hệ đề tài hay ý tưởng trong tác phẩm với trải nghiệm bản thân hoặc với các vấn đề xã hội; Phân tích và so sánh hiểu biết về văn hóa Việt – Mỹ thông qua các tác phẩm văn học; Hỗ trợ các kỹ năng giao tiếp, tư duy phê phán, kỹ năng làm việc nhóm hoặc độc lập.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Yêu thích, giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa; Rút ra những bài học luân lý và đạo đức

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thức về cơ bản về ngôn ngữ văn học, thủ pháp nghệ thuật và các kỹ năng phân tích một số tác phẩm trong nền văn học Mỹ thuộc các giai đoạn tiêu biểu khác nhau. Mục đích của học phần còn hướng đến việc giúp sinh viên phát triển các kỹ năng học ngôn ngữ Anh, qua đó phát triển việc cảm nhận, đánh giá văn học, tìm hiểu và so sánh văn hóa Việt-Mỹ thông qua tác phẩm văn học. Giúp sinh viên phân tích một số tác phẩm văn chương (văn xuôi, thơ, và kịch) của những tác giả nổi tiếng (như Washington Irving, Edgar Allan Poe, Emily Dickinson, Kate Chopin, O. Henry, Robert Frost, Ernest Hemingway, William Faulkner, John Steinbeck); Giúp sinh viên hiểu các thủ thuật thường dùng của một số nhà văn Hoa Kỳ tiêu biểu để nâng cao khả năng thưởng ngoạn văn chương của mình. 

7.3.46. Business English 1 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: American Culture and Society

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Thảo luận được các công việc trong lĩnh vực kinh doanh và xác định được các kỹ năng cần thiết trong kinh doanh. 4.1.2. Diễn giải và phân biệt được vai trò, công việc của từng bộ phận trong công ty như bộ phận tiếp thị, kinh doanh, v.v…

- Về kỹ năng: Thực hiện được các hình thức giao tiếp với những tình huống khác nhau trong kinh doanh như chào hỏi, giới thiệu về công ty, cách tiếp chuyện qua điện thoại, giao tiếp khi tiếp khách, v.v…; Mô tả các công việc trong kinh doanh như tìm thị trường, giới thiệu sản phẩm mới, công việc của người bán hang; Trình bày trước đám đông và học được kỹ năng hợp tác làm việc theo nhóm. 

- Về thái độ: Nhận thức được việc sử dụng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn và phân biệt được sự khác biệt về mặt nghĩa của từ vựng trong chuyên ngành kinh tế; Vận dụng những kỹ năng ngôn ngữ vào chuyên ngành kinh tế tốt hơn và có thể điều chỉnh việc học để có thể làm việc trong lĩnh vực kinh doanh; Điều chỉnh hành vi và thái độ trong giao tiếp với mọi người. Có tinh thần trách nhiệm với các thành viên khi làm việc theo nhóm.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Giúp sinh viên làm quen với tiếng Anh dùng trong lãnh vực quản trị và kinh doanh. Sinh viên thực tập sử dụng tiếng Anh thương mại trong những tình huống đơn giản. Học phần còn có mục đích giới thiệu thêm cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về lãnh vực quản trị và kinh doanh. 

7.3.47. Business English 2 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Business English 1

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên thuật ngữ & kiến thức tiếng Anh về lĩnh vực kinh tế, tài chánh thương mại, quản trị doanh nghiệp; Ứng dụng thuật ngữ tiếng Anh kinh tế, hành chánh tổ chức & thương mại & quản trị doanh nghiệp qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, và viết; Xác định được cách tìm thông tin, tài liệu qua từ khóa theo chủ đề.

- Về kỹ năng: Thực hiện được việc tóm tắt, diễn giải, trình bày và trích dẫn nội dung bài đọc và các thông tin từ tài liệu; Xác định từ khóa theo chủ đề; Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành & ứng dụng thực tế.

- Về thái độ: Nhận thức được việc sử dụng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn và phân biệt được sự khác biệt về mặt nghĩa của từ vựng trong chuyên ngành kinh tế; Vận dụng những kỹ năng ngôn ngữ vào chuyên ngành kinh tế tốt hơn và có thể điều chỉnh việc học để có thể làm việc trong lĩnh vực kinh doanh; Điều chỉnh hành vi và thái độ trong giao tiếp với mọi người. Có tinh thần trách nhiệm với các thành viên khi làm việc theo nhóm.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Giúp sinh viên tiếp tục làm quen với tiếng Anh dùng trong lãnh vực quản trị và kinh doanh. Sinh viên tiếp tục thực tập sử dụng tiếng Anh thương mại trong những tình huống phức tạp hơn. Học phần còn có mục đích tiếp tục giới thiệu cho sinh viên một số kiến thức nâng cao về lãnh vực quản trị và kinh doanh. 

7.3.48. Advanced Business English 1 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Business English 1; Business English 2

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Chương trình môn học này được xem như phần tiếp nối của học phần Business English 1 & 2. Các kỹ năng tích hợp (integrated skills) được đưa vào môn học nhằm mục tiêu giúp sinh viên tăng cường năng lực tiếng Anh. 

- Về kỹ năng:  Tiếp nhận được thông tin, hiểu và nắm được ý chính. Ngoài ra, sinh viên còn được luyện tập để làm được các bài nghe; Thảo luận, trả lời câu hỏi, trình bày vấn đề, nêu ý kiến để giải quyết vấn đề, đóng vai trong mẫu đối thoại (Role play) sinh viên được rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống thực tế – tạo sự tự tin trước khi bước vào môi trường làm việc tương lai; Ghi nhận và cũng cố các kỹ năng cơ bản về đọc hiểu và phát triển vốn thuật ngữ chuyên ngành qua các bài đọc với độ khó ngày càng tăng dần; Viết lại được các loại câu, sử dụng được từ vựng đúng cách, có khả năng viết thư nhắn (memo), email; viết một đoạn văn ngắn mô tả sản phẩm, công việc hoặc công ty (company profile). 

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Vận dụng năng lực tiếng Anh để phát triển các kỹ năng mềm như: thuyết trình, giải quyết các về tình huống, làm việc nhóm…. 

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Sinh viên thực hành các kỹ năng ngôn ngữ trong lãnh vực kinh doanh: nghe, nói, đọc, viết, và khi tham gia các hoạt động trên lớp như thảo luận, đóng vai trong hội thoại và giải quyết các vấn đề tình huống, sinh viên sẽ phát triển thêm kỹ năng đàm thoại tiếng Anh và các kỹ năng làm việc nhóm. 

7.3.49. Advanced Business English 2 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Advanced Business 1

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Chương trình môn học này được xem như phần tiếp nối của học phần Advanced Business 1. Các kỹ năng tích hợp (integrated skills) được đưa vào môn học nhằm mục tiêu giúp sinh viên tăng cường năng lực ứng dụng tiếng Anh. 

- Về kỹ năng:  Tiếp nhận được thông tin, hiểu và nắm được ý chính. Ngoài ra, sinh viên còn được luyện tập để làm được các bài nghe; Thảo luận, trả lời câu hỏi, trình bày vấn đề, nêu ý kiến để giải quyết vấn đề, đóng vai trong mẫu đối thoại (Role play) sinh viên được rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống thực tế – tạo sự tự tin trước khi bước vào môi trường làm việc tương lai; Ghi nhận và cũng cố các kỹ năng cơ bản về đọc hiểu và phát triển vốn thuật ngữ chuyên ngành qua các bài đọc với độ khó ngày càng tăng dần; Viết lại được các loại câu, sử dụng được từ vựng đúng cách, có khả năng viết thư nhắn (memo), email; viết một đoạn văn ngắn mô tả sản phẩm, công việc hoặc công ty (company profile). 

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Vận dụng năng lực tiếng Anh để phát triển các kỹ năng mềm như: thuyết trình, giải quyết các về tình huống, làm việc nhóm…. 

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Sinh viên thực hành các kỹ năng ngôn ngữ trong lãnh vực kinh doanh: nghe, nói, đọc, viết, và khi tham gia các hoạt động trên lớp như thảo luận, đóng vai trong hội thoại và giải quyết các vấn đề tình huống, sinh viên sẽ phát triển thêm kỹ năng đàm thoại tiếng Anh và các kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng đọc hiểu tài liệu trong lĩnh vực kinh doanh được củng cố và phát triển với việc mở rộng thêm vốn thuật ngữ chuyên ngành. Học phần cung cấp cơ hội để sinh viên hoàn thiện việc viết thư tín thương mại, thư tín điện tử, viết báo cáo, viết bản tóm tắt hay viết biên bản bằng tiếng Anh.  

7.3.50. English for Business Communication (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Advanced Business 1; Advanced Business 2

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Môn Tiếng Anh Giao tiếp Thương Mại (English for Business Communication) tạo điều kiện cho sinh viên thực hành và phát triển năng lực tiếng Anh - được xem như một công cụ giao tiếp trong môi trường kinh doanh quốc tế. Sinh viên được học các thuật ngữ và từ vựng chuyên ngành có liên quan đến các chủ đề về kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội ôn tập các chủ điểm ngữ pháp trọng tâm của tiếng Anh và vận dụng các cấu trúc đó vào các tình huống giao tiếp. Các bài học trong chương trình đều nhằm mục đích giúp sinh viên rèn luyện 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết.

- Về kỹ năng:  Thực hiện được các cuộc hội thoại ngắn và có thể thuật lại những thông tin các nhân hay trình bày những ý kiến của mình. Thực hiện được các buổi thuyết trình và thực hành kỹ năng này theo nhóm. Phân loại và xác định được các bài báo (đã được chỉnh sửa cho phù hợp với trình độ người học) và các bài đọc được trích ra từ các tạp chí với các chủ đề về kinh tế-thương mại, giúp sinh viên mở rộng kiến thức về lĩnh vực kinh doanh cũng như thế giới thương mại; Thực hiện được các cấu trúc câu và cách viết từ câu đơn đến câu phức. Sinh viên cũng được giới thiệu cách thức viết các đoạn văn (paragraph form) và cách diễn đạt ý chính qua các câu chủ đề (topic sentences).

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Vận dụng những kỹ năng ngôn ngữ vào chuyên ngành kinh tế tốt hơn và có thể điều chỉnh việc học để có thể làm việc trong lĩnh vực kinh doanh; Điều chỉnh hành vi và thái độ trong giao tiếp với mọi người. Có tinh thần trách nhiệm với các thành viên khi làm việc theo nhóm.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức và thực hành cơ bản trong giao tiếp kinh doanh quốc tế bằng tiếng Anh. Với học phần này, sinh viên sẽ học và thực hành những cách nói giao tiếp có hiệu quả, đồng thời nâng cao ý thức về các tình huống đối thoại, tương tác với các đối tượng khách hàng dị biệt về văn hóa, và về những rào cản thông thường trong giao tiếp. Học phần cũng giúp sinh viên có kiến thức về các hoạt động trong môi trường kinh doanh như: các công việc trong ngành kinh doanh, các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, thị trường, cách tổ chức của một công ty…

7.3.51. Intercultural Business Communication (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: English for Business Communication

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Hiểu và trình bày được những kiến thức cơ bản về khái niệm phổ biến về văn hóa, các thành tố cơ bản của văn hóa, nguyên nhân cản trở việc giao lưu giữa các văn hóa, giới hạn của định kiến, phân biệt chủng tộc; Vận dụng kiến thức bằng việc đọc tài liệu và nghe thuyết giảng trên lớp để tiếp cận thông tin về sự đa dạng văn hóa và xây dựng tinh thần cởi mở với những khác biệt văn hóa; Áp dụng kiến thức đã được học và tự nghiên cứu để thảo luận và trình bày theo nhóm về các khía cạnh về giao tiếp liên văn hóa đồng thời tự đánh giá về những kinh nghiệm của bản thân về lĩnh vực giao tiếp liên văn hóa.

- Về kỹ năng: Vận dụng được kỹ năng tư duy hệ thống và phản biện; Tôn trọng sự khác biệt về cá nhân, về văn hóa trong môi trường làm việc; Sử dụng được máy tính, xử lý văn bản, sử dụng trình chiếu, sử dụng Internet ở mức độ cơ bản; Thực hiện được kỹ năng giao tiếp hiệu quả và làm việc nhóm; Giải quyết các vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu thông tin từ các nguồn tài liệu; Vận dụng kiến thức phân tích các tình huống liên quan đến văn hóa.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận biết được vai trò của việc hiểu biết sự đa dạng của văn hóa để vận dụng vào hoạt động học tập của bản thân; Chứng minh được năng lực tổ chức và thực hiện công việc và phát triển bản thân; Nhận biết được trách nhiệm và nhận thức được tầm quan trọng của cá nhân đối với tập thể, cộng đồng và đạo đức nghề nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học:  Học phần cung cấp kiến thức tổng quát về lĩnh vực giao tiếp liên văn hóa, có cơ sở lí thuyết được nghiên cứu từ nhiều năm trở lại đây. Trọng tâm môn học khai thác các khía cạnh liên quan đến ngôn ngữ và việc học ngôn ngữ trong thời kì mở cửa. Nội dung của môn học giúp người học nâng cao khả năng giao tiếp với những người đến từ các nền văn hóa khác thông qua các hoạt động lớp nhằm xây dựng ý thức về sự khác biệt về văn hóa, chấp nhận sự đa dạng, và hòa hợp với cộng đồng quốc tế. 

Học phần cung cấp kiến thức về lãnh vực giao tiếp liên văn hóa trong kinh doanh quốc tế và những vấn đề thường nảy sinh trong hoạt động này. Những nội dung trong học phần liên quan đến những bối cảnh kinh doanh mà trong đó đối tác đến từ các nền văn hóa khác nhau với quan niệm, hành vi, và mong đợi khác nhau. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đây là những kiến thức và kỹ năng không thể thiếu đối với những sinh viên có ý định làm việc trong bối cảnh kinh doanh quốc tế.

7.3.52. English for Tourism and Hospitality (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Intercultural Business Communication

Mục tiêu môn học: 

- Về kiến thức: Ghi nhớ được vốn từ vựng, các thuật ngữ, khái niệm, các cấu trúc ngữ pháp cơ bản về vận chuyển và lữ hành, lưu trú, cơ sở hạ tầng và dịch vụ lưu trú, tour du lịch trọn gói (tour du lịch văn hóa, tour du lịch thành phố), du lịch thiên nhiên, lịch trình tour và các điểm địa lý, du lịch bằng hàng không, khách sạn, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, xu hướng trong khách sạn.

- Về kỹ năng: Nhận biết được những nội dung (lời khuyên trong lựa chọn phương tiện du lịch, các công việc trong ngành du lịch, các kỳ nghỉ, các phản hồi của khách hàng sau chuyến đi du lịch…); Sử dụng một số mẫu câu trong du lịch, khách sạn (các phương tiện vận chuyển, dịch vụ khách hàng, các kỹ năng nghề nghiệp, hướng dẫn viên du lịch, ...); Phân biệt được các thông tin (tuyển dụng, tình hình phát triển du lịch tại một điểm đến, ngành khách sạn, các xu hướng ẩm thực, ...); Vận dụng kỹ năng viết (viết phiếu thông tin hoặc một đoạn văn ngắn về bản thân hay về một đối tượng theo mẫu, đơn xin việc, CV, …)

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Giải quyết được các phàn nàn của khách, thiết kế tour du lịch thành phố, thuyết trình, ...; Phát triển tính tự tin thông qua những hoạt động và tình huống mà họ sẽ gặp phải trong công việc sau này trong ngành du lịch và khách sạn; Thực hiện được việc tự học tập và thảo luận tích cực.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học:  Học phần Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch và Khách sạn cung cấp cho sinh viên vốn từ vựng, các thuật ngữ, khái niệm và một số cấu trúc cơ bản nói chung về du lịch và khách sạn, như: xu hướng phát triển du lịch (du lịch ngách - niche tourism vs. mass tourism), vận chuyển, lưu trú, điểm đến, dịch vụ khách hàng, …

Học phần cũng giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng Tiếng Anh liên quan đến các nội dung nói trên. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp như: giao tiếp nơi công cộng, xử lý các phàn nàn của khách, đưa ra các lời khuyên, làm việc với các con số, kỹ năng trình bày, kỹ năng trả lời điện thoại. Học phần còn giúp sinh viên làm quen với tiếng Anh dùng trong lãnh vực du lịch và khách sạn. Sinh viên thực tập sử dụng tiếng Anh trong các tình huống từ đơn giản đến phức tạp. Học phần còn có mục đích giới thiệu cho sinh viên một số kiến thức cơ bản về các địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước, và tạo điều kiện để sinh viên thực tập thuyết trình về các vấn đề có liên quan. 

7.3.53. English for Information Technology (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: English for Tourism and Hospitality

Mục tiêu môn học:  

- Về kiến thức: Ghi nhớ được tên gọi, nhiệm vụ các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực Giải thích được các từ vựng về các thiết bị công nghệ; Ghi nhớ và lặp lại được từ vựng về các thao tác chuyên môn sử dụng các thiết bị công nghệ.

- Về kỹ năng: Mô tả và xác định được nội dung ý chính và ý chi tiết các đoạn hội thoại trong các tình huống giao tiếp công nghệ; Thực hiện giao tiếp hỗ trợ kỹ thuật cho người gặp phải các vấn đề kỹ thuật liên quan đến máy tính, các thiết bị điện tử, đưa ra hướng giải quyết; Mô tả được các đặc tính của thiết bị, vị trí nghề nghiệp, các lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình sử dụng thiết bị; Thực hiện được các van bản tóm tắt miêu tả lỗi kỹ thuật được miêu tả bởi khách hàng sử dụng sản phẩm công nghệ.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Giải quyết các tình huống mà họ sẽ gặp phải trong công việc sau này trong ngành Công nghệ thông tin; Thực hiện được việc tự học tập và thảo luận tích cực.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học:  Học phần này cung cấp cho sinh viên những thuật ngữ và cấu trúc ngữ pháp liên quan đến chuyên ngành công nghệ thông tin như cấu trúc máy tính, hệ điều hành, phần cứng, phần mềm, truyền dữ liệu, mạng máy tính, đa phương tiện, v.v…. 

7.3.54. English-Vietnamese Translation 1 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Writing 3

Mục tiêu môn học:  

- Về kiến thức: Vận dụng được từ vựng và kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế, truyền thông để để đọc hiểu được các văn bản về lĩnh vực này; Sử dụng được các chiến lược trong biên dịch chuyên ngành để hỗ trợ trong công việc

- Về kỹ năng: Vận dụng được các bước để biên dịch một bài Anh-Việt; Sử dụng đúng các từ và viết đúng các câu với các cấu trúc và văn phong Anh/Việt.

- Về Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận định được tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng dịch nói chung và các kỹ năng đọc được rèn luyện trong học phần này; Tôn trọng các quy định của lớp học và giảng viên.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học:  Luyện dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt những bài chọn lọc từ sách giáo khoa chuyên về dịch thuật, bài báo, bài tạp chí về nhiều lãnh vực khác nhau như kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, v.v…. Sinh viên được hướng dẫn dịch các cấu trúc câu và từ ngữ tiếng Anh không có tương đương trực tiếp trong tiếng Việt. 

7.3.54. English-Vietnamese Translation 2 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: English-Vietnamese Translation 1

Mục tiêu môn học:  

- Về kiến thức: Vận dụng được từ vựng và kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế, truyền thông để để đọc hiểu được các văn bản về lĩnh vực này; Sử dụng được các chiến lược trong biên dịch chuyên ngành để hỗ trợ trong công việc

- Về kỹ năng: Vận dụng được các bước để biên dịch một bài Anh-Việt; Sử dụng đúng các từ và viết đúng các câu với các cấu trúc và văn phong Anh/Việt.

- Về Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận định được tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng dịch nói chung và các kỹ năng đọc được rèn luyện trong học phần này; Tôn trọng các quy định của lớp học và giảng viên.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học:  Luyện dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt những bài chọn lọc từ sách giáo khoa chuyên về dịch thuật, bài báo, bài tạp chí về nhiều lãnh vực khác nhau như kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, v.v…. Sinh viên được hướng dẫn dịch các cấu trúc câu và từ ngữ tiếng Anh không có tương đương trực tiếp trong tiếng Việt. 

7.3.55. Vietnamese-English Translation 1 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: English-Vietnamese Translation 1 & 2

Mục tiêu môn học:  

- Về kiến thức: Vận dụng được từ vựng và kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế, truyền thông để viết các văn bản về lĩnh vực này; Sử dụng được các chiến lược trong biên dịch chuyên ngành để hỗ trợ trong công việc

- Về kỹ năng: Vận dụng được các bước để biên dịch một bài Việt-Anh; Sử dụng đúng các từ và viết đúng các câu với các cấu trúc và văn phong Việt- Anh.

- Về Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận định được tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng dịch nói chung và các kỹ năng đọc được rèn luyện trong học phần này; Tôn trọng các quy định của lớp học và giảng viên.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học:  Luyện dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anhnhững bài chọn lọc từ sách giáo khoa chuyên về dịch thuật, bài báo, bài tạp chí về nhiều lãnh vực khác nhau như kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, v.v…. Sinh viên được hướng dẫn dịch các cấu trúc câu và từ ngữ tiếng Anh không có tương đương trực tiếp trong tiếng Việt. 

7.3.56. Vietnamese-English Translation 2 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Vietnamese -English Translation 

Mục tiêu môn học:  

- Về kiến thức: Vận dụng được từ vựng và kiến thức cơ bản về quan hệ quốc tế, truyền thông để viết các văn bản về lĩnh vực này; Sử dụng được các chiến lược trong biên dịch chuyên ngành để hỗ trợ trong công việc

- Về kỹ năng: Vận dụng được các bước để biên dịch một bài Việt-Anh; Sử dụng đúng các từ và viết đúng các câu với các cấu trúc và văn phong Việt- Anh.

- Về Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận định được tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng dịch nói chung và các kỹ năng đọc được rèn luyện trong học phần này; Tôn trọng các quy định của lớp học và giảng viên.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học:  Luyện dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anhnhững bài chọn lọc từ sách giáo khoa chuyên về dịch thuật, bài báo, bài tạp chí về nhiều lãnh vực khác nhau như kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, v.v…. Sinh viên được hướng dẫn dịch các cấu trúc câu và từ ngữ tiếng Anh không có tương đương trực tiếp trong tiếng Việt. 

7.3.57. Advanced Translation 1(Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Vietnamese -English Translation 

Mục tiêu môn học:  

- Về kiến thức: Liệt kê, ghi nhớ và lặp lại hệ thống từ vựng liên quan đến chuyên ngành; Vận dụng những kiến thức lý thuyết cơ bản của dịch thuật, các phương pháp dịch thuật và các cấu trúc ngữ pháp, những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong các kiểu dịch Anh - Việt, Việt - Anh liên quan đến chuyên ngành.

- Về kỹ năng: Xây dựng thói quen tuân theo những bước chính của quá trình biên dịch như phân tích - chuyển đổi - tái tạo cấu trúc; lựa chộn từ vựng dịch xuôi và dịch ngược các đoạn văn ngắn (từ 100 đến 250 từ) liên quan đến chuyên ngành hay những văn bản chuyên ngành có độ dài không quá lớn và nội dung không quá phức tạp. 

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận thức được tầm quan trọng của môn học; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp; Xây dựng và phát huy tinh thần tự học thông qua sách và các nguồn ngữ liệu học tập và luyện tập tiếng Anh chung cũng như trong các hoạt động thực hành biên dịch chuyên ngành.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học:  Học phần nhằm mục đích nâng cao kỹ năng dịch thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại các mẩu tin thời sự, các vấn đề thực tế thuộc nhiều lãnh vực sinh hoạt xã hội khác nhau như kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, v.v….  Sinh viên tiếp tục luyện tập biên dịch, sử dụng kiến thức và kỹ năng đã có từ các học phần English - Vietnamese Translation và Vietnamese - English Translation trong Chương trình đào tạo.

7.3.58. Advanced Translation 2 (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Advanced translation 1 

Mục tiêu môn học:  

- Về kiến thức: Liệt kê, ghi nhớ và lặp lại hệ thống từ vựng liên quan đến chuyên ngành; Vận dụng những kiến thức lý thuyết cơ bản của dịch thuật, các phương pháp dịch thuật và các cấu trúc ngữ pháp, những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong các kiểu dịch Anh - Việt, Việt - Anh liên quan đến chuyên ngành.

- Về kỹ năng: Xây dựng thói quen tuân theo những bước chính của quá trình biên dịch như phân tích - chuyển đổi - tái tạo cấu trúc; Thực hiện được dịch xuôi và dịch ngược các đoạn văn ngắn (từ 100 đến 250 từ) liên quan đến chuyên ngành hay những văn bản chuyên ngành có độ dài không quá lớn và nội dung không quá phức tạp. 

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận thức được tầm quan trọng của môn học; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp; Xây dựng và phát huy tinh thần tự học thông qua sách và các nguồn ngữ liệu học tập và luyện tập tiếng Anh chung cũng như trong các hoạt động thực hành biên dịch chuyên ngành.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học:  Học phần nhằm mục đích nâng cao kỹ năng dịch thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại các mẩu tin thời sự, các vấn đề thực tế thuộc nhiều lãnh vực sinh hoạt xã hội khác nhau như kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, v.v….  Sinh viên tiếp tục luyện tập biên dịch, sử dụng kiến thức và kỹ năng đã có từ các học phần English - Vietnamese Translation và Vietnamese - English Translation trong Chương trình đào tạo.

7.3.59. Interpretation (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Advanced translation 1 & 2

Mục tiêu môn học:  

- Về kiến thức: Phân biệt và đánh giá được các từ vựng liên quan đến chuyên ngành; Diễn giải và chứng minh được những kiến thức lý thuyết cơ bản của dịch thuật, các phương pháp dịch thuật và các cấu trúc ngữ pháp, những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong các kiểu dịch Anh - Việt, Việt - Anh liên quan đến chuyên ngành.

- Về kỹ năng: Xây dựng thói quen tuân theo những bước chính của quá trình biên dịch như phân tích - chuyển đổi - tái tạo cấu trúc; Thực hiện được dịch xuôi và dịch ngược các đoạn văn ngắn (từ 100 đến 250 từ) liên quan đến chuyên ngành hay những văn bản chuyên ngành có độ dài không quá lớn và nội dung không quá phức tạp. 

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận thức được tầm quan trọng của môn học; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp; Xây dựng và phát huy tinh thần tự học thông qua sách và các nguồn ngữ liệu học tập và luyện tập tiếng Anh chung cũng như trong các hoạt động thực hành biên dịch chuyên ngành.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học:  Luyện dịch nói từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại những đề tài thực tế trong các lãnh vực sinh hoạt xã hội khác nhau như giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v…. Sinh viên thực tập những kỹ thuật dịch nói, dịch đuổi như chuẩn bị từ ngữ liên quan đến đề tài, ghi tắt ý chính để trợ giúp trí nhớ, phản ứng nhanh, v.v…. Học phần này cũng nhằm mục đích nâng cao kỹ năng nói và nghe hiểu tiếng Anh cho sinh viên. 

7.3.60. Teaching Methodology (Số Tín chỉ: 2)

Học phần tiên quyết, học trước: Interpretation  

Mục tiêu môn học:  

- Về kiến thức: Vận dụng được những kiến thức liên quan đến  lý luận và phương pháp giảng dạy Tiếng Anh; Nhận biết được  tâm lý lứa tuổi để soạn giáo án thích hợp; Tổ  chức  lớp  học với  các bước  giảng dạy từng kỹ năng ngôn ngữ theo đường hướng giao tiếp để  có  thể  thể  hiện bài  dạy  thực  tập tốt tại  lớp  và giảng dạy có hiệu  quả  tại  các  trường phổ  thông trung  học  sau này.

- Về kỹ năng:

Thực hiện các  kỹ  năng  đứng  lớp,  tổ  chức các  hoạt  động thích  hợp  khi  dạy  từng  kỹ năng  khác nhau và kỹ  năng  rèn luyện  học  sinh  làm  việc theo  từng  cặp,  nhóm; Quản  lý lớp khi  học  sinh  làm việc theo cặp hoặc theo nhóm và kỹ năng kiểm tra, đánh giá sinh viên sau mỗi tiết học và sau mỗi giai đoạn trong học kỳ.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nhận thức được tầm quan trọng của môn học; Thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, tự giác trong học tập, tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp; Tham gia tích cực và có tinh thần xây dựng vào các hoạt động trên lớp; Xây dựng và phát huy tinh thần tự học thông qua sách và các nguồn ngữ liệu học tập và luyện tập tiếng Anh; Mô tả môn  học một cách tự  tin và  có lòng yêu nghề khi giảng dạy Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp.

Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Nội dung học phần gồm những vấn đề liên quan đến phương pháp dạy tiếng Anh như là một ngoại ngữ: cách tiếp cận truyền thống và những cách tiếp cận mới; cách soạn giáo án và chuẩn bị tài liệu giảng dạy; 

Trong  quá  trình thực tập giảng dạy, sinh viên được rèn luyện thêm các kỹ năng soạn giáo án, dùng bảng phấn, sử dụng power-point, cách dùng những dụng cụ nghe nhìn trong khi truyền đạt kiến thức và các kỹ năng ngôn ngữ.Việc thực tập giảng dạy trong học phần này giúp sinh viên nắm vững hơn kiến thức và việc sử dụng Tiếng Anh, kiến thức về lý luận và phương pháp giảng dạy Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp, qua đó sinh viên có được sự tự tin và lòng yêu nghề Sinh viên thực hành giảng dạy thử theo yêu cầu và đề nghị của giảng viên phụ trách học phần. 

7.3.56. Giáo dục thể chất 1

Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về
chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.

7.3.57. Giáo dục thể chất 2

Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.

7.3.58. Giáo dục thể chất 3

Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.

7.2.59. Giáo dục quốc phòng

Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về GDQP-AN và Thông tư số 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục quốc phòng an ninh trình độ đại học.

7.2.60. Thực tập tốt nghiệp

Học phần tiên quyết, học trước: Không 

Học phần này sinh viên sẽ được thực tập tại cơ quan, doanh nghiệp bao gồm các việc sau: tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, doanh nghiệp; được giao nhiệm vụ cụ thể, thực hiện nhiệm vụ; viết báo cáo thực tập...

7.2.61. Khóa luận tốt nghiệp (sinh viên không làm khóa luận thì phải học một
số học phần chuyên môn)

Học phần tiên quyết, học trước: Không

Trong học phần này sinh viên sử dụng các kiến thức chuyên ngành đã học hoặc tự học để giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên ngành. Sau khi hoàn thành học phần, sinh viên đạt được hệ thống và hiểu sâu các kiến thức đã học chuyên về luật học, biết vận dụng lý thuyết đã học để phát hiện và giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn liên quan. Sinh viên có ý thức tự giác trong nghiên cứu, nghiêm túc tích cực, khách quan trong tư duy và nghiên cứu các vấn đề thực tiễn.

Thể hiện sự yêu thích, đam mê, tự tin của người học khi nghiên cứu về ngôn ngữ học và ngoại ngữ.

Sinh viên nghiên cứu một vấn đề liên quan đến lĩnh vực luật học cụ thể:

Chương I: Tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

Chương II: Thu thập, xử lý, phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.

Chương III: Rút ra nhận xét và đề xuất hướng giải quyết cho vấn đề nghiên cứu.

7.2.62. Môn học thay thế khóa luận

 

8. Sơ đồ đào tạo

Phụ lục bảng: Sơ đồ đào tạo toàn khóa học (Phụ lục 1)

9. Hướng dẫn thực hiện chương trình

- Tổ chức thực hiện chương trình: 

Bảo đảm tính hệ thống và kết hợp mềm dẻo giữa các học phần. Nhằm định hướng ứng dụng nghề nghiệp, khi xây dựng từng học phần chú trọng đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và khả năng tự học của sinh viên. Khoa Ngoại ngữ có chuyên viên phụ trách hướng dẫn sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo nói chung; đồng thời, Khoa hướng dẫn sinh viên về các nội dung cụ thể của các học phần và các điều kiện tiên quyết hay các môn học trước của từng học phần. 

Vào đầu năm học, Khoa sẽ tổ chức hướng dẫn sinh viên về số lượng học phần và tín chỉ mà sinh viên cần đăng ký học để tích luỹ theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Việc xem xét mở học phần tự chọn theo hướng dẫn sẽ tùy thuộc vào thực tế tại từng thời điểm liên quan đến các yếu tố sĩ số dự kiến đăng ký, nguồn lực giảng viên, và điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo. 

Đề cương chi tiết học phần với các thành tố thông tin cụ thể về nội dung và cách thức tổ chức dạy và học sẽ được cung cấp cho sinh viên ngay trước thời điểm học phần được bắt đầu.

- Phương pháp giảng dạy: 

Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực (minh họa trực quan bằng phim, ảnh, kết hợp thực hành, tham quan thực tế, thực tập trong và ngoài trường). Chú trọng rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. 

Sinh viên phải tích lũy khối kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất để được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất. Điểm các học phần này không tính vào trung bình chung tích lũy, dùng làm điều kiện xét tốt nghiệp.

Ngoài số tín chỉ tích lũy tối thiểu trong chương trình đào tạo, người học phải đạt
chuẩn đầu ra về tin học và ngoại ngữ theo quy định riêng của Trường trước khi đăng ký xét tốt nghiệp.

10. Kế hoạch giảng dạy (Phụ lục 2) 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

 

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

STT

 

Mã học phần

Học phần

Tín

chỉ

Phân bổ

thời gian

TS tiết

Tự học, tự nghiên cứu

LT

TH

HỌC KỲ 1

16 (*)

       

1

06001

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Phần 1)

2

2

0

30

60

2

07061

Cơ sở Văn hóa Việt Nam

2

2

0

30

60

3

07062

Tiếng Việt thực hành

2

2

0

30

60

4

07122

Grammar 1

2

2

0

30

60

5

07101

Listening 1

2

2

0

30

60

6

07106

Speaking 1

2

2

0

30

60

7

07110

Reading 1

2

2

0

30

60

8

07125

English Pronunciation

2

2

0

30

60

9

06010

Giáo dục thể chất 1 (*)

1

   

30

 
 

(*): Không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo → 17 tín chỉ - 1 tín chỉ = 16 tín chỉ.

HỌC KỲ 2

18

       

1

06002

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Phần 2)

3

3

0

 

45

90

2

06007

Tin học đại cương

3

2

1

60

 

3

06006

Giáo dục quốc phòng – an ninh

     

165

 

4

07060

Dẫn luận ngôn ngữ

2

2

0

30

60

5

07123

Grammar 2

2

2

0

30

60

6

07102

Listening 2

2

2

0

30

60

7

07107

Speaking 2

2

2

0

30

60

8

07115

Writing 1

2

2

0

30

60

9

07111

Reading 2

2

2

0

30

60

 

HỌC KỲ N1

4

       

1

06003

Pháp luật đại cương

2

2

0

30

60

2

07116

Writing 2

2

2

0

30

60

3

06011

Giáo dục thể chất 2 (*)

1

 

1

30

 
 

(*): Không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo → 5 tín chỉ - 1 tín chỉ = 4 tín chỉ.

HỌC KỲ 3

17

       

1

06004

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

2

0

30

60

2

10101

Quản trị học

3

3

0

45

90

3

07063

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

2

0

30

60

4

07124

Grammar 3

2

2

0

30

60

5

07103

Listening 3

2

2

0

30

60

6

07108

Speaking 3

2

2

0

30

60

7

07112

Reading 3

2

2

0

30

60

8

07117

Writing 3

2

2

0

30

60

9

06013

Giáo dục thể chất 3 (*)

1

0

1

30

60

 

(*): Không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo → 18 tín chỉ - 1 tín chỉ = 17 tín chỉ.

HỌC KỲ 4

16

       

1

06005

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

3

0

 

45

90

2

07104

Advanced Listening 1

2

2

0

30

60

3

07109

Public Speaking

2

2

0

30

60

4

07113

Advanced Reading 1

2

2

0

30

60

5

07118

Writing 4

2

2

0

30

60

6

07127

English Morphology

2

2

0

30

60

7

 

Ngoại ngữ 2 (1)

3

3

0

45

90

HỌC KỲ N2

5

       

1

 

Ngoại ngữ 2 (2)

3

3

0

45

90

2

07126

English Phonetics and Phonology

2

2

0

30

60

HỌC KỲ 5

15

       

1

07105

Advanced Listening 2

2

2

0

30

60

2

07114

Advanced Reading 2

2

2

0

30

60

3

07119

Essay Writing 1

2

2

0

30

60

5

07132

British Culture and Society

2

2

0

30

60

6

07130

Special Topics in the History of Great Britain

2

2

0

30

60

 

Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần bên dưới:

2

       

7

07144

English-Vietnamese Translation 1

2

2

0

30

60

07151

Teaching Methodology 1

2

2

0

30

60

8

 

Ngoại ngữ 2 (3)

3

3

0

45

90

HỌC KỲ 6

14

       

1

07120

Essay Writing 2

2

2

0

30

30

2

07133

American Culture and Society

2

2

0

30

30

3

07131

Special Topics in the History of the United States

2

2

0

30

30

4

07134

British Literature

2

2

0

30

30

 

Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần bên dưới:

2

       

5

07145

English-Vietnamese Translation 2

2

2

0

30

60

07152

Teaching Methodology 2

2

2

0

30

60

 

Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần bên dưới:

2

       

6

07146

Vietnamese-English Translation 1

2

2

0

30

60

07150

Interpretation

2

2

0

30

60

 

Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần bên dưới:

2

       

7

07148

Advanced Translation 1

2

2

0

30

60

07136

Business English 1

2

2

0

30

60

HỌC KỲ N3

4

       
 

Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần bên dưới:

2

       

1

07147

Vietnamese-English Translation 2

2

2

0

30

60

07141

Intercultural Business Communication

2

2

0

30

60

2

07121

Refining Composition Skills

2

2

0

30

60

HỌC KỲ 7

14

       

1

07135

American Literature

2

2

0

30

60

2

07129

English Semantics

2

2

0

30

60

3

07128

English Syntax

2

2

0

30

60

 

Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần bên dưới:

2

       

4

07149

Advanced Translation 2

2

2

0

30

60

07137

Business English 2

2

2

0

30

60

 

Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần bên dưới:

2

       

5

07138

Advanced Business English 1

2

2

0

30

60

07140

English for Business Communication

2

2

0

30

60

 

Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần bên dưới:

2

       

6

07150

Interpretation

2

2

0

30

60

07142

English for Tourism and Hospitality

2

2

0

30

60

 

Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần bên dưới:

2

       

7

07139

Advanced Business English 2

2

2

0

30

60

07143

English for Information Technology

2

2

0

30

60

   
 

TỔNG CỘNG TOÀN KHÓA

123

       

Ghi chú:

- LT: Lý thuyết; TH: Thực hành, bài tập / Seminar…  

- (*): Không tính số tín chỉ trong chương trình đào tạo.

- Các môn thay thế đồ án/khóa luận tốt nghiệp là các môn quan trọng trong khối kiến thức chuyên ngành.

- Để tiếp thu được một tín chỉ lý thuyết sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân