CỬ NHÂN NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC
Ngành đào tạo: NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
Chuyên ngành: Tiếng Trung thương mại
Mã số: 7220204
Hình thức đào tạo: Chính quy
1. MỤC TIÊU
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình giáo dục đại học ngành tiếng Trung Quốc nhằm đào tạo cử nhân ngành tiếng Trung Quốc chuyên ngành tiếng Trung thương mại có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức
- Đạt được khối lượng kiến thức khoa học xã hội, nhân văn cần thiết đối với một cử nhân ngôn ngữ;
- Nắm vững những kiến thức cơ bản, hiện đại về đất nước, con người Trung Quốc (địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị...)
- Nắm vững kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Trung Quốc (văn tự, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp...)
- Được trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp học tập và nghiên cứu ở đại học, tạo cơ sở cho sinh viên tiếp tục học cao hơn ở các chương trình sau đại học.
1.2.2. Kỹ năng
* Kỹ năng nghề nghiệp
- Có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc (nghe, nói, đọc, viết), bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học;
- Có các kỹ năng cần thiết về soạn thảo văn bản thương mại, giao tiếp thương mại, kỹ năng nghiệp vụ phiên dịch và biên dịch tiếng Trung Quốc và các kỹ năng ở học phần tự chọn như thuyết minh du lịch, nghiệp vụ văn phòng.
* Kỹ năng khác
- Có khả năng làm việc nhóm, đặc biệt là khả năng hợp tác và làm việc trong tổ chức lao động có sử dụng tiếng Trung.
- Có kỹ năng làm việc độc lập: quản lý tốt thời gian và nguồn lực cá nhân; linh hoạt, thích ứng nhanh với những thay đổi phức tạp của thực tế;
- Có thể tự đánh giá kết quả công việc, hoàn thành công việc đúng hạn, đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân, tự trau dồi và phát triển nghề nghiệp.
1.2.3. Phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp
- Có trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm với bản thân và cộng đồng xã hội;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, và ý thức phục vụ nhân dân;
- Luôn học tập, cập nhật kiến thức đáp ứng nhu cầu đổi mới;
- Có lòng yêu nghề;
- Có tinh thần cải tiến trong công việc được giao;
- Biết cạnh tranh trong công việc, nhưng luôn tôn trọng văn hóa của các nước, đồng thời gìn giữ và phát huy văn hóa nước nhà;
- Biết nắm bắt những cơ hội giao tiếp với những người đến từ các nền văn hóa khác để học hỏi và tự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ của mình.
* Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có khả năng làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn sau:
- Giảng dạy tiếng Trung tại các trường trung học hoặc các cơ sở giáo dục có đào tạo tiếng Trung;
- Làm công việc biên phiên dịch tiếng Trung trong các công ty, doanh nghiệp, cơ quan truyền thông, và các tổ chức xã hội có sử dụng tiếng Trung;
- Làm nhân viên hay chuyên viên văn phòng trong các công ty, doanh nghiệp, trường học, cơ sở đào tạo, hoặc các tổ chức xã hội trong hoặc ngoài nước có sử dụng tiếng Trung;
- Làm việc trong các lĩnh vực ngành nghề có sử dụng tiếng Trung như dịch vụ du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn, bảo tàng, v.v….
1.2.4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân ngành Ngôn ngữ tiếng Trung Quốc có thể thi tuyển vào các chương trình đào tạo Thạc sĩ trong hoặc ngoài nước thuộc các chuyên ngành liên quan đến ngôn ngữ học hoặc tiếng Trung Quốc.
2. CHUẨN ĐẦU RA (Learning Outcomes)
2.1. Kiến thức
2.1.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương
- Hiểu biết đầy đủ các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh có khả năng vận dụng vào thực tiễn Việt Nam thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.
- Hiểu và áp dụng các kiến thức về an ninh, quốc phòng và thể chất để biết cách rèn luyện sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ đất nước.
- Yêu cầu đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bận 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dung cho Việt Nam.
- Có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng như MS Word, MS Excel, MS Powerpoint, Gmail… đáp ứng các yêu cầu về giao tiếp điện tử và đa phương tiện, soạn thảo văn bản hành chính và học thuật, trình bày bằng phương tiện trình chiếu cơ bản.
2.1.2. Khối kiến thức cơ sở
- Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng.
- Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt.
- Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn.
- Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết.
2.1.3. Khối kiến thức ngành
- Vận dụng được hệ thống kiến thức lý thuyết về biên phiên dịch, thương mại trong thực tiễn nghề nghiệp.
- Sử dụng thành thạo kiến thức từ vựng ngành nghề tiếng Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại, văn phòng, du lịch, soạn thảo văn bản...
2.1.4. Khối kiến thức bổ trợ
- Nắm được đặc điểm cơ bản của văn hóa Trung Hoa.
- Phân tích và so sánh được sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Trung Hoa để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp và công việc.
2.2. Kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp
* Kỹ năng
- Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
- Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.
- Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
- Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.
* Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có khả năng làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn sau:
- Trong các tổ chức kinh tế, xã hội: nhân viên văn phòng (thư ký, kinh doanh, chăm sóc khách hàng, quan hệ công cộng…)
- Trong các cơ quan báo đài, công ty du lịch, khách sạn..: hướng dẫn viên du lịch, nhân viên biên – phiên dịch…
- Trong các tổ chức giáo dục: giáo viên tiếng Trung.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ pháp luật; có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp.
- Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới trong quá trình hội nhập quốc tế để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học.
2.4. Phẩm chất cá nhân
- Phẩm chất đạo đức cá nhân: trung thực, kiên trì, tinh thần học tập, sáng tạo, lịch sự, gương mẫu, cẩn thận, chu đáo, yêu nghề, có lập trường, tự tin;
- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: năng động, nhiệt tình, linh hoạt, chịu được áp lực công việc cao, thích nghi nhanh với môi trường làm việc đa dạng, giao tiếp tốt, vui vẻ, sẵn sàng tinh thần vì công việc;
- Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng trong quá trình làm việc, sẵn sàng giúp đỡ, công chính, có trách nhiệm với công dân, tôn trọng pháp luật, thực hành kỷ luật lao động tại cơ quan.
3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA HỌC
Tổng số tín chỉ (TC) của chương trình phải tích lũy: 131 TC
(Chưa kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng).
4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
Học sinh có bằng tốt nghiệp THPT hay tương đương và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành và đề án tuyển sinh của Trường
5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
Đào tạo và công nhận đủ điều kiện tốt nghiệp theo Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành theo thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các quy chế, quy định hiện hành của Trường.
6. THANG ĐIỂM: Tính theo thang điểm 10 (từ 0 ÷10), quy tương đương sang điểm chữ và điểm 4 theo quy định của Nhà trường.
Thực hiện theo theo thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các quy chế, quy định hiện hành của Trường.
7. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH
7.1. Khung chương trình
STT |
Mã học phần |
Học phần |
Tín chỉ |
||
---|---|---|---|---|---|
Tổng |
LT |
TH |
|||
7.1 |
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG |
34 |
|||
7.1.1 |
Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh |
11 |
11 |
||
1 |
06026 |
Triết học Mác – Lênin |
03 |
03 |
|
2 |
06027 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
02 |
02 |
|
3 |
06028 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
02 |
02 |
|
4 |
06029 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
02 |
02 |
|
5 |
06030 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
02 |
02 |
|
7.1.2 |
Khoa học xã hội |
11 |
11 |
||
6 |
06003 |
Pháp luật Đại cương |
2 |
2 |
|
7 |
10101 |
Quản trị học |
3 |
3 |
|
8 |
07061 |
Cơ sở Văn hóa Việt Nam |
2 |
2 |
|
9 |
07060 |
Dẫn luận ngôn ngữ học |
2 |
2 |
|
10 |
07063 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
2 |
|
7.1.3 |
Ngoại ngữ |
09 |
09 |
0 |
|
11 |
07002 |
Tiếng Anh 1(II) |
3 |
3 |
0 |
12 |
07003 |
Tiếng Anh 2 |
3 |
3 |
0 |
13 |
07004 |
Tiếng Anh 3 |
3 |
3 |
|
7.1.4 |
Toán học - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường |
3 |
3 |
||
14 |
06007 |
Tin học đại cương |
3 |
2 |
1 |
7.1.5 |
Giáo dục thể chất |
3 |
3 |
||
15 |
06010 |
Giáo dục thể chất (Phần 1) (*) |
1 |
0 |
1 |
16 |
06011 |
Giáo dục thể chất (Phần 2) (*) |
1 |
0 |
1 |
17 |
06012 |
Giáo dục thể chất (Phần 3) (*) |
1 |
0 |
1 |
7.1.6 |
06006 |
Giáo dục quốc phòng |
11 |
||
7.2 |
KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
97 |
|||
7.2.1 |
Kiến thức cơ sở ngành |
52 |
52 |
||
18 |
07301 |
Nhập môn ngành ngôn ngữ Trung Quốc |
1 |
1 |
|
19 |
07302 |
Nghe nói tiếng Trung 1 |
3 |
3 |
|
20 |
07303 |
Nghe nói tiếng Trung 2 |
3 |
3 |
|
21 |
07304 |
Nghe nói tiếng Trung 3 |
3 |
3 |
|
22 |
07305 |
Nghe trung cấp tiếng Trung 1 |
2 |
2 |
|
23 |
07306 |
Nghe trung cấp tiếng Trung 2 |
2 |
2 |
|
24 |
07307 |
Nói trung cấp tiếng Trung 1 |
3 |
3 |
|
25 |
07308 |
Nói trung cấp tiếng Trung 2 |
3 |
3 |
|
26 |
07309 |
Đọc hiểu tiếng Trung 1 |
2 |
2 |
|
27 |
07310 |
Đọc hiểu tiếng Trung 2 |
2 |
2 |
|
28 |
07311 |
Đọc hiểu tiếng Trung 3 |
2 |
2 |
|
29 |
07312 |
Đọc hiểu tiếng Trung 4 |
2 |
2 |
|
30 |
07313 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1 |
4 |
4 |
|
31 |
07314 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 2 |
4 |
4 |
|
32 |
07315 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 3 |
4 |
4 |
|
33 |
07316 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4 |
4 |
4 |
|
34 |
07317 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 5 |
4 |
4 |
|
35 |
07318 |
Ngữ pháp tiếng Trung cơ bản |
2 |
2 |
|
36 |
07319 |
Ngữ pháp tiếng Trung nâng cao |
2 |
2 |
|
7.2.2 |
Kiến thức ngành (>=30 TC) |
32 |
32 |
||
PHẦN BẮT BUỘC |
21 |
21 |
|||
37 |
07324 |
Lý thuyết dịch |
2 |
2 |
|
38 |
07325 |
Biên phiên dịch cơ bản |
2 |
2 |
|
39 |
07326 |
Biên phiên dịch nâng cao |
2 |
2 |
|
40 |
07327 |
Viết văn ứng dụng tiếng Trung |
2 |
2 |
|
41 |
07328 |
Viết thương mại tiếng Trung cơ bản |
2 |
2 |
|
42 |
07329 |
Tiếng Trung thương mại 1 |
3 |
3 |
|
43 |
07330 |
Tiếng Trung thương mại 2 |
3 |
3 |
|
44 |
07331 |
Thương mại quốc tế |
3 |
3 |
|
45 |
07332 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp kinh tế thương mại 1 |
2 |
2 |
|
PHẦN TỰ CHỌN (Chọn 4 trong số các HP sau) |
11 |
11 |
|||
46 |
07333 |
Kỹ năng thuyết minh du lịch |
2 |
2 |
|
47 |
07334 |
Kỹ năng đàm phán thương mại |
2 |
2 |
|
48 |
07335 |
Biên phiên dịch chuyên ngành |
3 |
3 |
|
49 |
07336 |
Viết thương mại tiếng Trung nâng cao |
3 |
3 |
|
50 |
07337 |
Thực hành dịch nói |
3 |
3 |
|
51 |
07338 |
Nghe hiểu tin tức tiếng Trung |
3 |
3 |
|
52 |
07339 |
Tiếng Trung văn phòng |
3 |
3 |
|
53 |
07340 |
Tiếng Trung du lịch |
3 |
3 |
|
7.2.3 |
Kiến thức bổ trợ |
7 |
7 |
||
54 |
07320 |
Địa lý - xã hội Trung Quốc |
2 |
2 |
|
55 |
07321 |
Lịch sử - văn hóa Trung Quốc |
2 |
2 |
|
Sinh viên chọn một trong hai học phần tự chọn bên dưới: |
|||||
56 |
07322 |
Văn học Trung Quốc |
3 |
3 |
|
57 |
07323 |
Đọc hiểu báo chí tiếng Trung |
3 |
3 |
|
7.2.4 |
Khóa luận tốt nghiệp/ Môn học tương đương |
6 |
|||
58 |
07342 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp kinh tế thương mại 2 |
3 |
3 |
|
59 |
07343 |
Văn hóa doanh nghiệp |
3 |
3 |
|
Tổng toàn khóa (Tín chỉ) |
131 |
7.2. Những nội dung cần đạt được của từng môn học
-
Triết học Mác-Lênin
Học phần học trước: Không
Mục tiêu môn học:
- Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin.
- Xây dựng thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng lý luận cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung của các môn học khác.
- Nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác – Lênin.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Chương 1 trình bày những nét khái quát về triết học, triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội. Chương 2 trình bài những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thành kinh tế xã hội; giai cấp và dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.
-
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Học phần học trước: Triết học Mác – Lênin
Mục tiêu môn học:
- Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học.
Trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí viết làm và cuộc sống sau khi ra trường.
Góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với sinh viên
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 6 chương, trong đó: chương 1 bàn về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng cơ bản của kinh tế chính trị Mác – Lênin. Từ chương 2 đến chương 6 trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục tiêu môn học. Cụ thể các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam.
-
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Học phần học trước: Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: sinh viên nắm được những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất về Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin
Về kỹ năng: sinh viên nâng cao được năng lực hiểu biết thực tiễn và khả năng vận dụng các tri thức Chủ nghĩa xã hội khoa học vào việc xem xét, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước liên quan đến chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Về thái độ: Sinh viên có thái độ chính trị, tư tưởng đúng đắn về môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng và nền tảng tư tưởng của Đảng ta nói chung.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 7 chương: chương 1 trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn của Chủ nghĩa xã hội khoa học (quá trình hình thành, phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học); từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học theo mục tiêu môn học.
-
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Học phần học trước: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mục tiêu môn học:
- Về nội dung: Cung cấp những tri thức có tính hệ thống, cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1930), sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975), trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời ký cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018).
- Về tư tưởng: Thông qua các sự kiện lịch sử và các kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng để xây dựng ý thức tôn trọng sự thật khách quan, nâng cao lòng tự hào.
- Về kỹ năng: Trang bị phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, kỹ năng lựa chọn tài liệu nghiên cứu, học tập môn học và khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan niệm sai trái về lịch sử của Đảng.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 4 chương: chương nhập môn trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn (đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam); từ chương 01 đến chương 3 trình bày những nội dung cơ bản của Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam theo mục tiêu môn học.
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Học phần học trước: Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Sinh viên hiểu được những kiến thức cơ bản về khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh; sự vận dụng của Đảng Cộng sản VIệt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Về kỹ năng: Hình thành cho sinh viên khả năng tư duy độc lập, phân tích, đánh giá, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống, học tập và công tác.
- Về thái độ: Sinh viên được nâng cao bản lĩnh chính trị, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội; nhận thức được vai trò, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc Việt Nam; thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện để góp phần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: gồm 6 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; Về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Văn hóa, con người; Đạo đức.
-
Pháp luật Đại cương
Học phần học trước: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Biết được các vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, về hình thức pháp luật Việt Nam; Hiểu được về nguồn gốc, chức năng, bản chất, hình thức của nhà nước và pháp luật; Hiểu được các khái niệm thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý,quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật; Hiểu được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và một số ngành luật Việt Nam.
- Về kỹ năng:Vận dụng được các kiến thức về nhà nước và pháp luật để sử dụng trong giảng dạy và cách ứng xử của cá nhân trong xã hội khi liên quan đến pháp luật; có kiến thức và cơ sở lý luận để học các môn học liên quan; thực hiện được các công việc liên quan đến nhà nước và pháp luật.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần nêu những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật như nguồn gốc,chức năng, bản chất, hình thức của nhà nước và pháp luật; về thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý; quan hệ pháp luật; về hình thức pháp luật Việt Nam...
-
Quản trị học
Học phần học trước: không
Mục tiêu môn học:
Mục tiêu của học phần: Trang bị cho người học hệ thống tri thức cơ bản về quản trị học để nắm vững các phạm trù, khái niệm, quy luật quản trị để có thể làm việc và lãnh đạo, quản lý một tổ chức kinh doanh hoặc các tổ chức trong các lĩnh vực khác nhau.
- Kiến thức: Trang bị cho người học hệ thống tri thức cơ bản về
+ Các khái niệm và phạm trù cơ bản của quản trị học
+ Những phẩm chất và năng lực của nhà quản trị
+ Các chức năng của quản trị: hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát
- Kỹ năng: Giúp người học hình thành các kỹ năng
+ Nhận diện, đánh giá việc thực thi các chức năng quản trị trong thực tiễn
+ Tham mưu, tư vấn cho các nhà quản trị trong việc thực thi các chức năng: hoạch định, ra quyết định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát.
+ Có khả năng nghiên cứu độc lập
- Thái độ: Giúp người học có thái độ
+ Khách quan, trung thực trong việc nhận diện, đánh giá thực trạng quản lý của các tổ chức.
+ Tự tin, bản lĩnh trong việc tư vấn, tham mưu cho các nhà quản trị thực hiện các chức năng của quy trình quản trị.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Quản trị học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quản trị một tổ chức; người học sẽ nắm được lý thuyết chung về quản trị một tổ chức, bao gồm: khái niệm và sự cần thiết của quản trị, các chức năng cơ bản của quản trị, các kỹ năng yêu cầu đối với nhà quản trị, ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động của tổ chức, ra quyết định quản trị… ngoài ra học phần còn đề cập đến các tư tưởng quản trị và một số mô hình quản trị hiện đại.
-
Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Học phần học trước: không
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần thiết cho việc hiểu về một nền văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, từ đó có nhận thức đúng đắn về văn hoá, về vai trò của văn hóa trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cũng như đối với sự phát triển của quốc gia.
- Về kỹ năng: Sau khi học xong môn học này, sinh viên có kĩ năng nhận biết, phân tích, đánh giá và nghiên cứu về một số vấn đề văn hoá cụ thể, từ đó rút ra những đặc trưng truyền thống văn hóa dân tộc.
- Về thái độ: Sau khi học xong môn học này, hình thành ở sinh viên niềm tự hào dân tộc, có ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học cung cấp hai khối kiến thức cơ bản: phần thứ nhất cung cấp cho sinh viên các tri thức lí luận căn bản về văn hóa và văn hóa học; bao gồm các vấn đề cơ bản như khái niệm, định nghĩa về văn hóa, đặc trưng, chức năng của văn hóa, cấu trúc và loại hình văn hóa... Phần thứ 2 cung cấp các tri thức cơ bản về văn hóa Việt Nam: diễn trình văn hóa Việt Nam, thành tố cơ bản của văn hóa, các vùng văn hóa Việt Nam, văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay.
-
Dẫn luận ngôn ngữ học
Học phần học trước:
Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên làm quen, tiếp cận những ngữ pháp và giao tiếp tiếng Anh cơ bản nhằm bước đầu hoàn thiện kỹ năng tổng hợp cho sinh viên. Sau khi kết thúc học phần, sinh viên đạt được các mục tiêu sau:
- Về kiến thức:
+ Miêu tả được từng âm vị trong tiếng Anh, một số các biến thể âm vị của các âm vị chính được giới thiệu;
+ Xác định được cấu trúc của âm tiết;
+ Miêu tả được bản chất của trọng âm trong tiếng Anh;
+ Xác định được các cách cấu tạo từ dựa vào cấu trúc hình thái học;
+ Giải thích được các cấu trúc câu trong tiếng Anh;
+ Phân biệt được các loại nghĩa của từ vựng, mối liên hệ nghĩa của các đơn vị từ vựng
- Về kỹ năng:
+ Liệt kê và ghi nhớ được phiên âm rộng, hẹp của các từ, các phát ngôn ngắn, xác định trọng âm trong phần lớn các từ đa âm tiết, dựa trên các qui luật chính được giới thiệu;
+ Sử dụng được kiến thức hình thái học để cấu tạo từ trong khi sử dụng tiếng Anh;
+ So sánh và đối chiếu được cấu trúc câu trong tiếng Anh, áp dụng trong viết và nói tiếng Anh đúng ngữ pháp;
+ Diễn giải được các mối liên hệ ngữ nghĩa để giải thích các từ cơ bản trong tiếng Anh;
+ Vận hành các hoạt động theo nhóm trong các thảo luận, trình bày trên lớp và ngoài lớp học.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Xây dựng được năng lực tự học, tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm, bài tập lớn ngoài giờ học trên lớp.
+ Sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
+ Xác định trách nhiệm, tác phong học tập, rèn luyện nghiêm túc, khoa học.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ âm học, hình thái học, ngữ pháp học, và ngữ nghĩa học (từ vựng) một cách sơ bộ và hệ thống. Những kiến thức này giúp sinh viên sử dụng tiếng Anh được chính xác về mặt ngôn ngữ, từ phát âm đến sử dụng từ và cấu trúc câu.
-
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Học phần học trước: không
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững kiến thức cơ bản nhất về khoa học, nghiên cứu khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học, kiến thức cần thiết để tiếp thu tốt các môn học có liên quan.
- Về kỹ năng: có khả năng thực hiện được một nghiên cứu khoa học; có thể tự nâng cao trình độ về nghiên cứu khoa học sử dụng trong nghề nghiệp.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn học phương pháp nghiên cứu sẽ giúp sinh viên nhận dạng, xây dựng và phát triển vấn đề nghiên cứu, thiết kế một khung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đó, chuyển vấn đề thành câu hỏi nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu và cuối cùng là viết báo cáo nghiên cứu. Thực hiện một nghiên cứu khoa học thực tế là cách tốt nhất để học môn học này.
-
Tiếng Anh 1
Học phần học trước: không
Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên làm quen, tiếp cận những ngữ pháp và giao tiếp tiếng Anh cơ bản nhằm bước đầu hoàn thiện kỹ năng tổng hợp cho sinh viên
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Bao gồm các đề tài có thật trong cuộc sống như thông tin cá nhân, địa lý, mua bán, nghề nghiệp, phim ảnh, quan hệ xã hội, tin tức, ăn uống, sức khỏe, nhà cửa, công việc….
-
Tiếng Anh 2
Học phần học trước: Tiếng Anh 1
Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên nhận dạng các điểm những ngữ pháp và biết cách giao tiếp tiếng Anh cơ bản từng bước hoàn thiện kỹ năng tổng hợp cho sinh viên.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Bao gồm các đề tài có thật trong cuộc sống như thông tin cá nhân, địa lý, mua bán, nghề nghiệp, phim ảnh, quan hệ xã hội, tin tức, ăn uống, sức khỏe, nhà cửa, công việc…
-
Tiếng Anh 3
Học phần học trước: Tiếng Anh 2
Mục tiêu môn học: Giúp sinh viên nắm và vận dụng thành thạo các điểm ngữ ngữ pháp và giao tiếp tiếng Anh cơ bản và hoàn thiện kỹ năng tổng hợp cho sinh viên.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Bao gồm các đề tài có thật trong cuộc sống như thông tin cá nhân, địa lý, mua bán, nghề nghiệp, phim ảnh, quan hệ xã hội, tin tức, ăn uống, sức khỏe, nhà cửa, công việc…
-
Tin học đại cương
Học phần tiên quyết, học trước: Không
Học phần này giúp người học đáp ứng yêu cầu tin học cơ bản theo Quyết định 145/QĐ-ĐHHV ngày 17/07/2017 về việc ban hành Chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học không chuyên áp dụng cho sinh viên đại học hệ chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Nội dung học phần gồm: Một số khái niệm về tin học và máy tính; Hệ điều hành Windows, Windows Explorer, Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word; Phần mềm bảng tính Microsoft Excel; Phần mềm trình chiếu Microsoft Powerpoint; Trình duyệt web và thư điện tử.
-
Giáo dục thể chất 1
Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.
-
Giáo dục thể chất 2
Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.
-
Giáo dục thể chất 3
Chương trình được xây dựng theo Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường và Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 quy định về chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học.
-
Giáo dục quốc phòng
Chương trình được thực hiện theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
-
Nhập môn ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Học phần học trước: không
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: sinh viên hiểu rõ đặc điểm của ngành học ngôn ngữ Trung Quốc cũng như thuận lợi, khó khăn khi học ngành này; cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng như cách phát âm, quy tắc viết chữ Hán..
- Về kỹ năng: có thể phát âm và nhận biết các bộ chữ Hán cũng như thứ tự nét viết ở mức độ tương đối.
- Về thái độ: thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện tốt các quy định; có đạo đức nghề nghiệp, có cách hành xử chuyên nghiệp, có trách nhiệm với việc học, gia đình và xã hội.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: là học phần đầu tiên trong khối kiến thức cơ sở ngành, được bố trí giảng dạy song song với các môn Nghe nói tiếng Trung 1, Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1, giới thiệu khái quát về ngành học ngôn ngữ Trung Quốc cũng như kiến thức nền tảng phục vụ cho chuyên ngành.
-
Nghe nói tiếng Trung 1
Học phần học trước: không
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm được từ ngữ và cấu trúc câu đơn giản để có thể giao tiếp ở mức độ cơ bản.
- Về kỹ năng: sinh viên có kỹ năng nghe, nói tiếng Trung Quốc ở mức độ cơ bản nhất, có khả năng nghe ghi phiên âm cho các từ, ngữ được giới thiệu trong giáo trình, nghe hiểu câu đơn, hội thoại đơn giản, nắm được một số lượng từ vựng, câu đơn giản, mô phỏng tình huống giao tiếp thông thường trong đời sống sinh hoạt hàng ngày; có thể giao tiếp ở mức độ đơn giản với tốc độ nói chậm.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về nghe và nói tiếng Trung Quốc, các bài luyện tập về thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu giúp sinh viên có khả năng nhận biết và phân biệt chính xác phiên âm, qua đó có thể phát âm chuẩn xác. Thông qua bài tập mô phỏng hội thoại, sinh viên có thể thực hiện những câu giao tiếp đơn giản.
-
Nghe nói tiếng Trung 2
Học phần học trước: Nghe nói tiếng Trung 1
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm được số lượng từ ngữ và cấu trúc câu ở mức độ phức tạp hơn so với học phần Nghe nói tiếng Trung 1.
Về kỹ năng: sinh viên có kỹ năng nghe, nói tiếng Trung Quốc ở mức độ cơ sở: nghe ghi chép các từ, câu đơn giản bằng chữ Trung Quốc, từng bước nghe hiểu nội dung, kiến thức được giới thiệu trong bài, có khả năng tiến hành hội thoại đơn giản theo tình huống giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày và trình bày quan điểm cá nhân theo các chủ điểm của bài hoặc các chủ đề trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Nghe nói tiếng Trung 1 tiếp tục củng cố, rèn luyện về ngữ âm, ngữ điệu và giới thiệu những tình huống giao tiếp đơn giản. Các bài nghe, nói dạng hội thoại đơn giản theo tình huống giao tiếp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày giúp sinh viên có thể vận dụng để thực hành trong giao tiếp.
-
Nghe nói tiếng Trung 3
Học phần học trước: Nghe nói tiếng Trung 2
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm chắc kiến thức về từ vựng, ngữ pháp đã được học, kỹ năng nghe, thu thập, xử lý, phán đoán, tổng hợp thông tin, diễn đạt...
Về kỹ năng: có thể hiểu được những thông tin hiện thực đơn giản được diễn đạt rõ ràng bằng giọng chuẩn về các chủ đề liên quan tới cuộc sống và công việc thường ngày; có thể xác định được ý chính trong các bài nói được trình bày rõ ràng về những chủ đề thường gặp trong cuộc sống, công việc hay trường học, kể cả các câu chuyện khi được diễn đạt rõ ràng bằng phương ngữ chuẩn phổ biến.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: chủ yếu hướng dẫn cho sinh viên làm các dạng bài tập như nghe đoạn văn, hội thoại để trả lời câu hỏi, chọn đáp án đúng, phán đoán đúng sai, điền từ vào chỗ trống... từ đó nâng cao kỹ năng tiếp nhận, xử lý thông tin, biểu đạt các chủ đề xoay quanh những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi hoàn thành các bài tập trong giáo trình, học sinh sẽ phát biểu ý kiến, thực hành thảo luận theo chủ đề, làm các bài tập theo hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên.
-
Nghe trung cấp tiếng Trung 1
Học phần học trước: Nghe nói tiếng Trung 3
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm chắc kiến thức về từ vựng, ngữ pháp ở mức độ trung cấp, kỹ năng nghe, thu thập, xử lý, phán đoán, tổng hợp thông tin, diễn đạt...các bài nói phức tạp cả về nội dung và ngôn ngữ
- Về kỹ năng:
+ Có khả năng nghe hiểu các bài nói trực tiếp hoặc ghi lại về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc trong cuộc sống cá nhân, xã hội, học tập hay nghề nghiệp khi được diễn đạt rõ ràng và bằng giọng chuẩn;
+ Có thể hiểu ý chính của các bài nói phức tạp cả về nội dung và ngôn ngữ, được truyền đạt bằng ngôn ngữ chuẩn mực về các vấn đề cụ thể hay trừu tượng (bao gồm cả những cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật) trong lĩnh vực chuyên môn của mình; có thể theo dõi được bài nói dài cũng như các lập luận phức tạp về các chủ đề quen thuộc khi bài nói có cấu trúc rõ ràng.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Học phần Nghe trung cấp tiếng Trung 1 luyện cho người học kỹ năng nghe hiểu thông qua các dạng bài tập như nghe bài khóa (bài văn), chọn đáp án đúng, phán đoán đúng sai, điền từ vào chỗ trống, nghe luyện dạng HSK rồi trả lời câu hỏi ..., từ đó nâng cao kỹ năng tiếp nhận, xử lý thông tin, biểu đạt với các chủ điểm xoay quanh các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như đời sống xã hội, khoa học kỹ thuật, y tế, sinh học...
-
Nghe trung cấp tiếng Trung 2
Học phần học trước: Nghe trung cấp tiếng Trung 1
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: người học có những phản xạ kỹ năng nghe nhanh chóng, chính xác ở mức độ trung cấp – cao cấp, có kiến thức phong phú để thi chứng chỉ HSK.
- Về kỹ năng: có thể theo dõi và hiểu được những bài nói dài về những chủ đề phức tạp và trừu tượng ngay cả khi cấu trúc bài nói không rõ ràng và mối quan hệ giữa các ý không tường minh; có thể theo dõi và hiểu được các cuộc trò chuyện sôi nổi giữa những người bản ngữ; có thể theo dõi và hiểu được những tranh luận hay lập luận mang tính trừu tượng; có thể hiểu được những thông tin cần thiết khi nghe các thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Sinh viên luyện nghe các đoạn văn có độ dài tương đối về các chủ đề như nghề nghiệp, internet, y tế, thể thao, ứng dụng khoa học, khí hậu..., và làm các bài tập đa dạng để nâng trình độ nghe hiểu lên mức độ trung cấp.
-
Nói trung cấp tiếng Trung 1
Học phần học trước: Nghe nói tiếng Trung 3
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững kiến thức về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp ở mức độ trung cấp liên quan đến văn hóa, cách thức giao tiếp, tư duy của người Trung Quốc...
- Về kỹ năng: có khả năng diễn đạt tiếng Trung bằng khẩu ngữ theo kiểu tư duy bản ngữ và triển khai hội thoại theo một số chủ đề nhất định như: “nhận khuyết điểm, tha thứ, chúc mừng, cảm ơn, thảo luận....
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Nói trung cấp 1 giảng dạy cho sinh viên kiến thức khẩu ngữ ở giai đoạn trung cấp. Trong giai đoạn này, môn học với hệ thống bài giảng và kiến thức luyện tập giúp cho sinh viên đạt đến năng lực diễn đạt khẩu ngữ theo đừng chủ đề riêng biệt, một số chủ đề liên quan đến kiến thức chuyên ngành, được thể hiện ở khả năng vận dụng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và sáng tạo câu.
-
Nói trung cấp tiếng Trung 2
Học phần học trước: Nói trung cấp tiếng Trung 1
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững kiến thức ngôn ngữ và kiến thức thương mại, gồm các nội dung: thiết lập quan hệ, đàm phán giá cả, phương thức thanh toán, bao bì, vận chuyển....
- Về kỹ năng: có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Trung trong các tình huống thường nhật liên quan đến thương mại.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần trang bị cho sinh viên khả năng biểu đạt lưu loát trong các tình huống giao tiếp thương mại, đàm phán thương mại; làm quen và nắm được các thuật ngữ, tích lũy kiến thức về thương mại quốc tế, bước đầu tiếp xúc với các chủ đề thường gặp trong giao tiếp thương mại.
-
Đọc hiểu tiếng Trung 1
Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 2
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững kiến thức về từ vựng, cách thức diễn đạt trong văn viết và kỹ năng đọc nhanh, đọc lướt.
Về kỹ năng: có kỹ năng đọc nhanh, đọc lướt lấy thông tin cần thiết, không cần phải đi sâu vào chi tiết từng câu từng chữ.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Đọc hiểu 1 gồm các chủ đề như tình cảm gia đình, quan hệ láng giềng, động vật, học hành, khoa học, bảo vệ môi trường, sinh hoạt hàng ngày...
Mỗi bài học được thiết kế gồm bốn phần: câu hỏi gợi ý, bài khóa, bài tập, bài đọc thêm. Đặc biệt, phần bài khóa có yêu cầu hạn chế về thời gian, giúp người học đọc nhanh và nắm bắt nội dung chính trong một khoảng thời gian nhất định. Phần bài tập được thiết kế nội dung liên quan đến bài khóa và định hướng luyện tập từ vựng, sắp xếp thành đoạn văn, phần bài tập thuộc dạng đề thi HSK giúp người học có thể tự luyện thi HSK.
Ngoài ra, còn có phần bài tập trả lời câu hỏi, giúp người học vừa luyện tập khẩu ngữ trả lời nhanh vừa luyện tập phản xạ xác định đúng nội dung cần trả lời. Phần bài đọc ngoại khóa là phần luyện tập nhằm củng cố kỹ năng đọc hiểu, nắm bắt nội dung chính trong khoảng thời gian đã đặt ra của bài đọc đồng thời trả lời nhanh chóng và chính xác các câu hỏi sau bài đọc.
-
Đọc hiểu tiếng Trung 2
Học phần học trước: Đọc hiểu tiếng Trung 1
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững từ vựng để đọc hiểu câu phức đa tầng, thuật ngữ viết tắt...
Về kỹ năng: có kỹ năng đọc hiểu những văn bản ở mức độ trung cấp 1 và hoàn thành các dạng bài tập theo đề thi Trình độ Hán ngữ HSK.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: trang bị cho người học các kỹ năng đọc lướt, đọc mục lục, đọc đề mục, đọc kỹ nội dung và các phương thức phán đoán từ mới để vận dụng vào việc luyện tập đọc hiểu các bài khóa với chủ đề đa dạng phong phú.
Nội dung bài đọc trong giáo trình cũng đã tham chiếu với quyển “Từ vựng trình độ Hán ngữ và đại cương đẳng cấp Hán tự” và đề thi HSK, có sự sắp xếp điều chỉnh mức độ khó trong bài khóa, khống chế sự xuất hiện và trùng lặp từ mới, thiết kế nhiều dạng bài tập.
-
Đọc hiểu tiếng Trung 3
Học phần học trước: Đọc hiểu tiếng Trung 2
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững từ vựng để đọc hiểu câu phức đa tầng, thuật ngữ viết tắt ở trình độ trung cấp 2.
- Về kỹ năng: có kỹ năng đọc hiểu văn bản ở mức trung cấp 2 và hoàn thành các dạng bài tập theo đề thi Trình độ Hán ngữ HSK.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Đọc hiểu tiếng Trung 3 trang bị cho người học các kỹ năng đọc lướt, đọc mục lục, đọc đề mục, đọc kỹ nội dung và các phương thức phán đoán từ mới để vận dụng vào việc luyện tập đọc hiểu các bài khóa với chủ đề đa dạng phong phú.
Nội dung bài đọc trong giáo trình cũng đã tham chiếu với quyển “Từ vựng trình độ Hán ngữ và đại cương đẳng cấp Hán tự” và đề thi HSK, có sự sắp xếp điều chỉnh mức độ khó trong bài khóa, khống chế sự xuất hiện và trùng lặp từ mới, thiết kế nhiều dạng bài tập.
-
Đọc hiểu tiếng Trung 4
Học phần học trước:
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững kiến thức về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp sử dụng trong văn viết ở trình độ cao cấp.
- Về kỹ năng: có kỹ năng đọc hiểu đa dạng như đọc lướt, đọc mục lục, đề mục, đọc bình luận, phân tích...
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Đọc hiểu tiếng Trung 4 bao gồm những kỹ năng như: đoán từ, tìm hiểu ý nghĩa của câu, đoạn văn, hiểu khái quát đại ý bài văn, nắm bắt được từ khóa, dự đoán, hiểu rộng hơn, đọc hiểu tổ hợp ...Cách đọc gồm: Đọc lướt, đọc mục lục, đọc đề mục, và có sự chọn lựa nội dung đọc sâu hơn; Đọc tra nội dung, chọn những nội dung có ích trong tài liệu; Đọc sơ qua để nắm bắt trọng tâm của tài liệu và nội dung đại khái; Đọc thông suốt là cách đọc và hiểu hết toàn bài văn; Đọc bình luận là trong quá trình đọc nội tài liệu người đọc cần có sự phân tích, phán đoán và đánh giá.
-
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1
Học phần học trước: không
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững kiến thức về ngữ âm, chữ viết, ý nghĩa, cách sử dụng của khoảng 500 từ mới. Bên cạnh đó, những kiến thức ở giai đoạn sơ cấp liên quan đến ngữ âm, ngữ pháp, văn tự cũng được cung cấp trong giai đoạn này.
- Về kỹ năng: phát âm chính xác, viết đúng nét, đúng thứ tự và sử dụng đúng ngữ pháp những từ ngữ đã học.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1 là môn học đầu tiên trong năm cấp kỹ năng tổng hợp, mang tính cung cấp kiến thức tiếng tổng hợp ở giai đoạn nhập môn, có chức năng trang bị kiến thức nền để người học tiếp cận với kiến thức của các môn kỹ năng chuyên biệt còn lại.
-
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 2
Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững từ vựng và các cấu trúc nền để giao tiếp liên quan đến các chủ đề thông dụng ở những nơi quen thuộc như trong gia đình, bưu điện, thư viện, trường học...
Về kỹ năng: có thể sử dụng chính xác từ ngữ và cấu trúc cơ bản trong giao tiếp.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần này tiếp tục củng cố, trang bị cho người học kiến thức về ngữ âm, chữ viết, ngữ pháp cơ bản và những câu giao tiếp đơn giản; cơ bản hoàn thiện hệ thống kiến thức tiếng Trung sơ cấp dùng trong sinh hoạt hàng ngày; giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp cơ bản, các bài khóa có chủ đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày, giúp sinh viên củng cố trình độ và có khả năng vận dụng vào giao tiếp xã hội.
-
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 3
Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 2
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Sau khi học xong học phần này, sinh viên sẽ tích lũy được gần 700 từ, gần 80 điểm ngữ pháp/ ngôn ngữ.
Về kỹ năng: Với nền tảng vững chắc trên, sinh viên sẽ hiện thực được mục tiêu giao tiếp thành thạo tiếng Trung Quốc.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần tiếp nối Tiếng Trung Quốc tổng hợp 2, tiếp tục củng cố và cung cấp kiến thức về từ vựng, ngữ pháp ở trình độ sơ cấp cho người học, thông qua các bài khóa, bài đọc, đối thoại diễn ra trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày, hoặc trong môi trường học tập.
-
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4
Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 3
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Sau khi hoàn tất học phần, sinh viên sẽ nắm vững cách thức sử dụng của khoảng 1000 từ mới và 80 cấu trúc ngữ pháp, cũng như kỹ năng diễn đạt và những kiến thức về văn hóa, con người Trung Quốc.
- Về kỹ năng: có thể sử dụng chính xác từ vựng và cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp xã hội và giao tiếp bằng văn bản.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần được thiết kế dành cho người học đã tích lũy được khoảng 1000 từ vựng cơ bản và kiến thức ngữ pháp sơ cấp. Các bài khóa có chủ đề liên quan đến mối quan hệ gia đình, bè bạn, trường lớp, xã hội, mạng internet, nhân vật lịch sử... sẽ giúp người học rèn luyện kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ trong các môi trường khác nhau
-
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 5
Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4
Mục tiêu môn học:
-Về kiến thức: nắm vững kiến thức từ vựng và ngữ pháp ở trình độ nâng cao.
Về kỹ năng: Người học sau khi hoàn tất môn học này đòi hỏi có được kỹ năng vận dụng kiến thức từ vựng, ngữ pháp; sáng tạo từ, sáng tạo câu để hoàn thành các tình huống giao tiếp xã hội và có kỹ năng diễn đạt ở cấp độ văn bản một số chủ đề chuyên sâu.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Tiếng Trung Quốc tổng hợp 5 xoay quanh các chủ đề như quan hệ và tình cảm giữa người với người, đời sống hàng ngày, môi trường, xã hội, văn hóa..., giới thiệu sự khác biệt giữa Trung Quốc xưa và nay, giữa Đông và Tây, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng trình bày diễn đạt, miêu tả, tranh luận ở trình độ trung cấp.
-
Ngữ pháp tiếng Trung cơ bản
Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức ngữ pháp mang tính hệ thống và chuyên sâu.
- Về kỹ năng: có thể vận dụng kiến thức ngữ pháp trong quá trình diễn đạt (nói và viết) theo đúng ngữ pháp tiếng Trung.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Môn Ngữ pháp tiếng Trung cơ bản giới thiệu cho người học toàn bộ hệ thống kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Trung Quốc: khái luận về ngữ pháp và ngữ pháp Hán ngữ hiện đại, hệ thống từ loại, cụm từ, thành phần câu, các loại câu đơn..
-
Ngữ pháp tiếng Trung nâng cao
Học phần học trước: Ngữ pháp tiếng Trung cơ bản
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững kiến thức ngữ pháp chuyên sâu về các loại câu đặc biệt như câu diễn tả sự tồn tại và xuất hiện, câu kiêm ngữ, câu liên động, câu bị động, câu so sánh, các loại câu phức, cách thức diễn đạt nhấn mạnh.
- Về kỹ năng: vận dụng kiến thức ngữ pháp đã học để nâng cao kỹ năng diễn đạt (nói và viết) theo đúng ngữ pháp tiếng Trung.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần củng cố cho sinh viên kiến thức về các loại câu đặc biệt như câu diễn tả sự tồn tại và xuất hiện, câu kiêm ngữ, câu liên động, câu bị động, câu so sánh, các loại câu phức, cách thức diễn đạt nhấn mạnh...
-
Lý thuyết dịch
Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4, Đọc hiểu tiếng Trung 4
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững nguyên lý, phương pháp, kỹ thuật dịch văn bản sao cho đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời tạo cơ sở để sinh viên học các môn Thực hành dịch ở những học kỳ sau.
- Về kỹ năng: vận dụng kiến thức đã học vào việc dịch các văn bản có liên quan đến thống kê số liệu, sử dụng đúng giới từ tiếng Trung khi phiên dịch.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần cung cấp kiến thức về lý thuyết dịch cho sinh viên tiếng Trung năm thứ ba... như khái niệm, thể loại, lý luận, tiêu chuẩn, các bước thực hiện một bản dịch, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dịch...
-
Biên phiên dịch cơ bản
Học phần học trước: Lý thuyết dịch
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững một số kỹ thuật dịch Trung – Việt, Việt – Trung cơ bản; thông qua việc luyện dịch các cụm từ quan trọng có liên quan đến các chủ đề được giới thiệu và các bài tập ngữ pháp bổ trợ nhằm giúp người học củng cố kiến thức ngữ pháp, nâng cao độ chính xác trong dịch thuật.
- Về kỹ năng: vận dụng kiến thức đã học vào việc phiên dịch đạt độ chính xác cao một số chủ đề thường gặp như dân số, môi trường, giáo dục, kinh tế, sức khoẻ...
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Biên phiên dịch cơ bản giới thiệu cho sinh viên một số kỹ thuật dịch Trung – Việt, Việt – Trung cơ bản như cách xử lý từ Hán – Việt; phương pháp dịch số liệu; cách dịch các thành phần câu như định ngữ, trạng ngữ; cách dịch các câu dài và phức tạp…
-
Biên phiên dịch nâng cao
Học phần học trước: Biên phiên dịch cơ bản
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững kiến thức cơ bản về các loại hình dịch thuật, kỹ thuật dịch và những sai lầm cần tránh khi dịch; củng cố và phát triển kiến thức ngữ pháp, tiếp tục phát triển các kỹ năng sử dụng từ vựng, vận dụng các kiến thức về văn hóa Việt Nam, Trung Quốc đã được học.
- Về kỹ năng: vận dụng lý thuyết vào các bài tập thực hành dịch văn bản từ tiếng Trung sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Trung theo mức độ nâng cao.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Biên phiên dịch nâng cao gồm nhiều chủ đề về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị được lấy từ các báo in được phát hành chính thức ở Việt Nam. Bài dịch cũng có thể lấy từ một số tạp chí xoay quanh các chủ đề trên. SV tập kỹ năng dịch viết và dịch nói.
-
Viết văn ứng dụng tiếng Trung
Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm được phương pháp và cách thức viết của một số chủ điểm cụ thể (thư tín, ứng dụng…)
- Về kỹ năng: bồi dưỡng và hình thành kỹ năng viết cho sinh viên.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Viết văn ứng dụng tiếng Trung cung cấp cho sinh viên khối kiến thức lý thuyết cơ sở về quy cách, hình thức trình bày của các loại văn bản và mẫu viết các loại văn bản ở trình độ trung cấp trong tiếng Trung Quốc;
Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng hành văn bằng tiếng Trung Quốc ở trình độ trung cấp, bao gồm các mảng kiến thức về các loại dấu câu, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, cách xây dựng đoạn, cách liên kết đoạn.
-
Viết thương mại tiếng Trung cơ bản
Học phần học trước: Viết văn ứng dụng tiếng Trung
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững định dạng văn bản của các thể loại như thông báo, thông cáo, thư tín thương mại... cũng như từ vựng, cấu trúc ngữ pháp tương ứng.
Về kỹ năng: sinh viên có kỹ năng viết văn ứng dụng ở trình độ trung - cao cấp.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Viết thương mại tiếng Trung cơ bản rèn luyện cho sinh viên kỹ năng viết đoạn và viết một bài văn hoàn chỉnh có độ dài tương đối liên quan đến các loại văn bản ứng dụng trong văn phòng.
-
Tiếng Trung thương mại 1
`Học phần học trước: Nói trung cấp 2, Thương mại quốc tế
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm được các thuật ngữ, tích lũy kiến thức về thương mại quốc tế.
- Về kỹ năng: có khả năng biểu đạt lưu loát trong các tình huống giao tiếp thương mại, đàm phán thương mại.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần được bố trí ở học kỳ 6 sau khi sinh viên đã tích lũy được kiến thức về nghiệp vụ thương mại quốc tế và kỹ năng nghe nói ở trình độ trung cấp. Bao gồm các nội dung: liên hệ trao đổi, gặp gỡ, khảo sát, thói quen trong thương mại...
-
Tiếng Trung thương mại 2
Học phần học trước: Tiếng Trung thương mại 1
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: có kiến thức nhất định về các hoạt động trong môi trường kinh doanh thương mại; nắm được thuật ngữ, khái niệm có liên quan.
- Về kỹ năng: có kỹ năng giao tiếp bao gồm nghe, nói thông qua các tình huống được giới thiệu trong giáo trình, và có khả năng xử lý những tình huống thông thường trong thực tế liên quan đến thương mại; vận dụng được các thuật ngữ, khái niệm liên quan vào các công việc khác.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần được bố trí ở cuối năm thứ 3 sau khi sinh viên đã tích lũy được kiến thức và nắm được kỹ năng nghe nói trong lĩnh vực thương mại qua học phần Tiếng Trung thương mại 1.
Bao gồm các nội dung: bảo hiểm, hải quan, kiểm định, ký kết hợp đồng, bồi thường, giải quyết tranh chấp, đại lý, thương mại điện tử, tiếp thị, triển lãm...
-
Thương mại quốc tế
Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: có vốn kiến thức và từ vựng nhất định về các điều kiện thương mại quốc tế; hiểu được quá trình soạn thảo hợp đồng ngoại thương; hiểu được các thủ tục có liên quan.
- Về kỹ năng: biết cách cách soạn thảo các điều kiện, điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu đúng chuẩn; biết cách tổ chức thực hiện một hợp đồng xuất nhập khẩu
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Thương mại quốc tế trang bị cho người học kiến thức và từ vựng về các điều kiện Thương mại quốc tế, các hình thức đàm phán thương mại, cách thức xây dựng các điều khoản của một hợp đồng ngoại thương, cách thức tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu với các nghiệp vụ bổ trợ (nghiệp vụ thuê tàu, bảo hiểm...), thủ tục khai báo hải quan..
-
Tiếng Trung Quốc tổng hợp kinh tế thương mại 1
Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 5
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm được kiến thức chung trong một số vấn đề về kinh tế thương mại.
Về kỹ năng: có thể sử dụng từ vựng có liên quan đến lĩnh vực kinh tế thương mại một cách chính xác.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Tiếng Trung Quốc tổng hợp kinh tế thương mại 1 được bố trí dạy trong học kỳ 6 cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc.
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức chung và từ vựng trong lĩnh vực kinh tế thương mại xoay quanh các chủ đề về ngân hàng, nhà xưởng, quản lý nghiệp vụ và dịch vụ, điều tra thị trường, kinh doanh, văn hóa công ty...
-
Kỹ năng thuyết minh du lịch
Học phần học trước: Tiếng Trung du lịch
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: có kiến thức tổng quát về công việc thuyết minh du lịch.
- Về kỹ năng: biết cách sưu tầm thông tin khoa học, chính xác cần thiết cho nội dung các bài thuyết minh du lịch; có thể xây dựng một bài thuyết minh hoàn chỉnh; thông qua phân tích, đánh giá, tổng hợp các kỹ năng, phương pháp thuyết minh để thực hành các kỹ năng thuyết minh du lịch cho phù hợp
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Kỹ năng thuyết minh du lịch trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thuyết minh du lịch; giúp sinh viên nhận thức được vai trò của công việc này và phân biệt được các loại hình thuyết minh du lịch.
Từ đó, sinh viên có điều kiện rèn luyện kỹ năng xây dựng bài thuyết minh; rèn luyện kỹ năng, phương pháp thuyết minh phù hợp và ứng dụng nó vào trong công tác hướng dẫn du lịch của mình.
-
Kỹ năng đàm phán thương mại
Học phần học trước: Thương mại quốc tế
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững kiến thức cơ bản về đàm phán giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức này vào các vấn đề thực tế thông qua việc giải quyết các tình huống phát sinh như: tranh chấp lao động, bàn thảo hợp đồng, thuyết trình sản phẩm, phân tích và xử lý tình huống khó khăn trong công việc...
- Về kỹ năng: có thể tự tin đàm phán trong kinh doanh và trong các cuộc thương thuyết trong công việc sau này.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Kỹ năng đàm phán thương mại là môn học về khả năng thương thuyết gồm các nội dung sau: các dạng đàm phán, các khái niệm cơ bản cần ghi nhớ trong nghệ thuật đàm phán; các bước chuẩn bị trước và trong khi tiến hành quá trình đàm phán; các chiến thuật áp dụng và những sai lầm thường gặp trong quá trình đàm phán; cách giành lợi thế trong đàm phán, rút kinh nghiệm và cải thiện khả năng đàm phán; những yếu tố tác động đến quá trình đàm phán...
-
Biên phiên dịch chuyên ngành
Học phần học trước: Biên phiên dịch cơ bản
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững cách dịch của các thuật ngữ phổ biến trong các chuyên ngành nói trên; với những thuật ngữ quá chuyên sâu, sinh viên có khả năng tìm các nguồn và tra cứu cách dịch của các thuật ngữ chuyên ngành đó.
- Về kỹ năng: có thể dịch các tài liệu thuộc chuyên ngành kinh tế thương mại, văn bản hành chính, thư tín thương mại, chính trị ngoại giao, đảm bảo chuyển tải đầy đủ và chính xác nghĩa của văn bản gốc sang văn bản dịch với văn phong phù hợp với từng thể loại văn bản.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trong học phần Biên phiên dịch chuyên ngành, sinh viên được giảng dạy và hướng dẫn cách phân tích văn bản nguồn, phương pháp tra cứu và hình thành cơ sở dữ liệu về thuật ngữ của các chuyên ngành: kinh tế thương mại, văn bản hành chính, thư tín thương mại, chính trị ngoại giao.
-
Viết thương mại tiếng Trung nâng cao
Học phần học trước: Viết thương mại tiếng Trung cơ bản
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm vững bố cục của các các loại văn bản thương mại như thư tín, giới thiệu sản phẩm và công ty, phân tích trình bày bảng biểu, soạn thảo hợp đồng... cũng như từ vựng, cấu trúc ngữ pháp tương ứng.
- Về kỹ năng: có kỹ năng soạn thảo các các loại văn bản thương mại như thư tín, giới thiệu sản phẩm và công ty, phân tích trình bày bảng biểu, soạn thảo hợp đồng.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Viết thương mại tiếng Trung nâng cao cung cấp cho sinh viên kiến thức về từ vựng, cấu trúc câu... trong lĩnh vực soạn thảo văn bản thương mại ở trình độ nâng cao.
-
Thực hành dịch nói
Học phần học trước: Lý thuyết dịch
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: có kiến thức về các loại hình dịch nói, tiến trình dịch, một số kỹ thuật dịch nói cơ bản;...
- Về kỹ năng: thành thạo các kỹ năng cơ bản như nghe hiểu, ghi chép, tóm tắt, tốc ký, ghi nhớ, thuyết trình...
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: giới thiệu tổng quan về công việc dịch nói, loại hình và lý thuyết về dịch nói... Phần lớn chương trình học tập trung thực hành luyện tập cá kỹ năng cơ bản như ghi nhớ, ghi chú, tóm tắt, diễn giải...
Sinh viên thực hành dịch các câu hoặc đoạn ngắn có độ dài từ 30 giây đến 1 phút theo các chủ đề phổ biến như giáo dục, văn hóa, kinh tế, xã hội...
-
Nghe hiểu tin tức tiếng Trung
Học phần học trước: Nghe trung cấp tiếng Trung 2
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: có kiến thức về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp thường dùng trong lĩnh vực truyền thanh, truyền hình.
- Về kỹ năng: có khả năng nghe hiểu những thông tin ở nhiều lĩnh vực thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, giúp sinh viên đạt trình độ nghe tiền cao cấp.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần gồm 10 bài nghe tin tức trải rộng trên các lĩnh vực xã hội, kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, tiêu dùng, internet..., có lợi cho người học trong việc nâng cao trình độ tiếng Trung và hiểu biết sâu sắc hơn đối với các mặt trong đời sống xã hội Trung Quốc.
-
Tiếng Trung văn phòng
`Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: có kiến thức nhất định về những vấn đề cơ bản trong một công ty và một văn phòng làm việc như cấu trúc công ty, quảng bá tiếp thị, tuyển dụng, đào tạo nhân viên, bố trí công việc...
- Về kỹ năng: có khả năng giao tiếp lưu loát trong công việc của một văn phòng kinh doanh, dịch vụ; trình bày, thảo luận ý kiến; sắp xếp lịch làm việc...
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần trang bị cho người học kiến thức về cấu trúc và cơ chế hoạt động của một doanh nghiệp, từ trang thiết bị làm việc của một văn phòng cho đến những hoạt động hàng ngày trong công ty như xếp lịch làm việc, họp hành, báo cáo...
Song song đó, học phần còn hướng đến việc rèn luyện cho người học kỹ năng giao tiếp, diễn đạt, trình bày vấn đề thông qua cung cấp từ vựng, cấu trúc câu và các bài tập.
-
Tiếng Trung du lịch
Học phần học trước: Nói trung cấp tiếng Trung 2
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm được một lượng từ vựng và các cấu trúc câu liên quan đến lĩnh vực du lịch – khách sạn – nhà hàng.
- Về kỹ năng: có thể giao tiếp tự tin bằng tiếng Trung trong công việc liên quan tới lĩnh vực du lịchb– khách sạn – nhà hàng.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Trong học phần này, người học được cung cấp kiến thêm thức cơ bản và từ vựng tiếng Trung liên quan đến lĩnh vực du lịch, gồm các nội dung lớn như tổ chức chuyến du lịch, tham quan mua sắm ở điểm du lịch, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn...
Từ những kiến thức đã học, người học có thể tự học và nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình, biết cách làm việc theo nhóm, tự tìm thông tin và xử lí thông tin phục phụ cho công việc sau này.
-
Địa lý - xã hội Trung Quốc
Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: có kiến thức tổng quát về địa lý, chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, dân tộc... của Trung Quốc; mở rộng vốn từ ngữ tiếng Trung.
- Về kỹ năng: trên cơ sở kiến thức khái quát về Trung Quốc, người học có thể tự nghiên cứu, mở rộng kiến thức cho mình, hoặc tiến hành đối chiếu so sánh giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần giới thiệu cho người học kiến thức tổng quát về địa lý lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo, thể chế chính trị và các vấn đề xã hội của Trung Quốc, giúp người học hiểu sâu về đất nước và con người Trung Quốc.
-
Lịch sử - văn hóa Trung Quốc
Học phần học trước: Địa lý – xã hội Trung Quốc
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: có kiến thức tổng quát lịch sử và văn hóa Trung Quốc; mở rộng vốn từ ngữ tiếng Trung.
- Về kỹ năng: trên cơ sở kiến thức khái quát về Trung Quốc, người học có thể tự nghiên cứu, mở rộng kiến thức cho mình, hoặc tiến hành đối chiếu so sánh giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần giới thiệu cho người học những nét chính trong lịch sử Trung Quốc và các giai đoạn lịch sử từ khởi thủy nền văn minh cho đến thời kỳ cận đại; song song đó trang bị cho người học một lượng kiến thức nhất định về văn hóa và con người Trung Hoa.
-
Văn học Trung Quốc
Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp 5
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Trang bị kiến thức cơ bản có tính hệ thống về tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc từ cổ đại đến hiện đại; tìm hiểu sâu hơn một số tác giả tác phẩm tiêu biểu qua thời kỳ các thời kỳ.
- Về kỹ năng: hình thành và rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, nghiên cứu các giai đoạn văn học, tác giả tác phẩm văn học Trung Quốc.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần giúp cho người học có kiến thức ban đầu, cơ bản về cơ sở hình thành, phát triển, các thành tựu văn học Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau..
-
Đọc hiểu báo chí tiếng Trung
Học phần học trước: Đọc hiểu tiếng Trung 4
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: có sự hiểu biết về ngôn ngữ báo chí tiếng Trung và đạt trình độ đọc hiểu báo chí tiếng Trung ở trình độ từ trung cấp trở lên,.
- Về kỹ năng: có khả năng đọc hiểu các văn bản báo chí chuyên sâu; vận dụng kiến thức về từ vựng và cấu trúc câu vào việc viết văn.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Đọc hiểu báo chí tiếng Trung giới thiệu cho người học các bài viết đã được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí nổi tiếng của Trung Quốc với đề tài và thể loại phong phú, có độ khó từ thấp lên cao, qua đó cung cấp cho người học một lượng lớn từ vựng và cấu trúc câu thường dùng trong ngôn ngữ báo chí.
-
Tiếng Trung Quốc tổng hợp kinh tế thương mại 2
Học phần học trước: Tiếng Trung Quốc tổng hợp kinh tế thương mại 1
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm được kiến thức chung trong một số vấn đề về kinh tế thương mại.
- Về kỹ năng: biết cách sử dụng từ vựng có liên quan đến lĩnh vực kinh tế thương mại ở mức nâng cao.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Tiếng Trung Quốc tổng hợp kinh tế thương mại 2 là một trong hai học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp, được bố trí dạy trong học kỳ 7 cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc.
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức chung và từ vựng trong lĩnh vực kinh tế thương mại xoay quanh các chủ đề về bảo vệ môi trường, nghề mới nổi, thị trường lao động, bảo hiểm, cung ứng dịch vụ...
-
Văn hóa doanh nghiệp
Học phần học trước:
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: nắm được cách thức ứng xử trong kinh doanh sao cho có văn hóa, có đạo đức với tư cách là lãnh đạo cũng như là nhân viên.
Về kỹ năng: có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên cứu bản chất và vai trò của văn hóa doanh nghiệp, và thực hiện xây dựng nội dung văn hóa doanh nghiệp tại một công ty; thích nghi tốt với môi trường văn hóa nơi công ty của mình, thích nghi với môi trường văn hóa kinh doanh quốc tế; biết cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
Mô tả vắn tắt nội dung môn học: Học phần Văn hóa doanh nghiệp trang bị cho người học những kiến thức chung về văn hóa kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng các kiến thức về văn hoá trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
8. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến)
(Phụ lục bảng: Sơ đồ đào tạo toàn khóa học)
STT |
Mã học phần |
Học phần |
Tín chỉ |
Phân bổ thời gian |
TS tiết |
Tự học |
|
---|---|---|---|---|---|---|---|
LT |
TH |
||||||
HỌC KỲ 1 |
16 |
||||||
1 |
06026 |
Triết học Mác – Lênin |
3 |
3 |
45 |
60 |
|
2 |
07061 |
Cơ sở Văn hóa Việt Nam |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
3 |
Ngoại ngữ 2 (1) |
3 |
3 |
45 |
90 |
||
4 |
07301 |
Nhập môn ngành ngôn ngữ Trung Quốc |
1 |
1 |
15 |
30 |
|
5 |
07302 |
Nghe nói tiếng Trung 1 |
3 |
3 |
45 |
90 |
|
6 |
07313 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1 |
4 |
4 |
60 |
120 |
|
7 |
06010 |
Giáo dục thể chất 1 (*) |
1 |
1 |
|||
HỌC KỲ 2 |
17 |
||||||
1 |
06027 |
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
2 |
06007 |
Tin học đại cương |
3 |
2 |
1 |
45 |
|
3 |
06006 |
Giáo dục quốc phòng – an ninh (*) |
165 |
||||
4 |
07060 |
Dẫn luận ngôn ngữ học |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
5 |
Ngoại ngữ 2 (2) |
3 |
3 |
45 |
90 |
||
6 |
07303 |
Nghe nói tiếng Trung 2 |
3 |
3 |
45 |
90 |
|
7 |
07314 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 2 |
4 |
4 |
60 |
120 |
|
HỌC KỲ N1 |
4 |
||||||
1 |
06003 |
Pháp luật đại cương |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
2 |
06011 |
Giáo dục thể chất 2 (*) |
1 |
||||
3 |
07309 |
Đọc hiểu tiếng Trung 1 |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
HỌC KỲ 3 |
17 |
||||||
1 |
06028 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
2 |
10101 |
Quản trị học |
3 |
3 |
45 |
90 |
|
3 |
Ngoại ngữ 2 (3) |
3 |
3 |
45 |
90 |
||
4 |
07304 |
Nghe nói tiếng Trung 3 |
3 |
3 |
45 |
90 |
|
5 |
07310 |
Đọc hiểu tiếng Trung 2 |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
6 |
07315 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 3 |
4 |
4 |
60 |
120 |
|
7 |
Giáo dục thể chất 3 (*) |
1 |
1 |
||||
HỌC KỲ 4 |
17 |
||||||
1 |
06029 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
2 |
07063 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
3 |
07305 |
Nghe trung cấp tiếng Trung 1 |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
4 |
07307 |
Nói trung cấp tiếng Trung 1 |
3 |
3 |
45 |
90 |
|
5 |
07311 |
Đọc hiểu tiếng Trung 3 |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
6 |
07316 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4 |
4 |
4 |
60 |
120 |
|
7 |
07327 |
Viết văn ứng dụng tiếng Trung |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
HỌC KỲ N2 |
5 |
||||||
1 |
07312 |
Đọc hiểu tiếng Trung 4 |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
2 |
07308 |
Nói trung cấp tiếng Trung 2 |
3 |
3 |
45 |
90 |
|
HỌC KỲ 5 |
19 |
||||||
1 |
06030 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
2 |
07306 |
Nghe trung cấp tiếng Trung 2 |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
3 |
07317 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 5 |
4 |
4 |
60 |
120 |
|
4 |
07318 |
Ngữ pháp tiếng Trung cơ bản |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
5 |
07331 |
Thương mại quốc tế |
3 |
3 |
45 |
120 |
|
6 |
07320 |
Địa lý - xã hội Trung Quốc |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
7 |
07324 |
Lý thuyết dịch |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
8 |
07328 |
Viết thương mại tiếng Trung cơ bản |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
HỌC KỲ 6 |
17 |
||||||
1 |
07319 |
Ngữ pháp tiếng Trung nâng cao |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
2 |
07321 |
Lịch sử - văn hóa Trung Quốc |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
3 |
07329 |
Tiếng Trung thương mại 1 |
3 |
3 |
45 |
90 |
|
4 |
07325 |
Biên phiên dịch cơ bản |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
5 |
07332 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp kinh tế thương mại 1 |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
6 |
Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần tự chọn bên dưới: |
3 |
|||||
07339 |
Tiếng Trung văn phòng |
3 |
3 |
45 |
90 |
||
07340 |
Tiếng Trung du lịch |
3 |
3 |
45 |
90 |
||
7 |
Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần tự chọn bên dưới: |
3 |
|||||
07337 |
Thực hành dịch nói |
3 |
3 |
45 |
90 |
||
07338 |
Nghe hiểu tin tức tiếng Trung |
3 |
3 |
45 |
90 |
||
HỌC KỲ N3 |
5 |
||||||
1 |
07330 |
Tiếng Trung thương mại 2 |
3 |
3 |
45 |
90 |
|
2 |
07326 |
Biên phiên dịch nâng cao |
2 |
2 |
30 |
60 |
|
HỌC KỲ 7 |
14 |
||||||
1 |
Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần tự chọn bên dưới: |
2 |
|||||
07334 |
Kỹ năng đàm phán thương mại |
2 |
2 |
30 |
60 |
||
07333 |
Kỹ năng thuyết minh du lịch |
2 |
2 |
30 |
60 |
||
2 |
Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần tự chọn bên dưới: |
3 |
|||||
07323 |
Đọc hiểu báo chí tiếng Trung |
3 |
3 |
45 |
90 |
||
07322 |
Văn học Trung Quốc |
3 |
3 |
45 |
90 |
||
3 |
Sinh viên chọn 1 trong 2 học phần tự chọn bên dưới: |
3 |
|||||
07336 |
Viết thương mại tiếng Trung nâng cao |
3 |
3 |
45 |
90 |
||
07335 |
Biên phiên dịch chuyên ngành |
3 |
3 |
45 |
90 |
||
4 |
07341 |
Khóa luận tốt nghiệp |
6 |
||||
Học phần thay thế nếu sinh viên không làm khóa luận tốt nghiệp: |
|||||||
07342 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp kinh tế thương mại 2 |
3 |
3 |
45 |
90 |
||
07343 |
Văn hóa doanh nghiệp |
3 |
3 |
45 |
90 |
||
|
TỔNG CỘNG TOÀN KHÓA |
131 |
9. Hướng dẫn thực hiện chương trình
- Tổ chức thực hiện chương trình: Đảm bảo tính hệ thống và kết hợp mềm dẻo giữa các học phần. Nhằm định hướng ứng dụng nghề nghiệp, khi xây dựng từng học phần chú trọng đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và khả năng tự học của sinh viên. Khi lập kế hoạch đào tạo cần xây dựng sao cho khi thực hiện lý thuyết đi đôi với thực hành.
- Phương pháp giảng dạy: Áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực (minh họa trực quan bằng phim, ảnh, kết hợp thực hành, tham quan thực tế, thực tập trong và ngoài trường). Chú trọng rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
- Sinh viên phải tích lũy khối kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất để được cấp chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất. Điểm các học phần này không tính vào trung bình chung tích lũy, dùng làm điều kiện xét tốt nghiệp.
- Ngoài số tín chỉ tích lũy tối thiểu trong chương trình đào tạo, người học phải đạt chuẩn đầu ra về tin học và ngoại ngữ theo quy định riêng của Trường trước khi đăng ký xét tốt nghiệp.